Theo báo cáo của UNICEF, có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên tại Việt Nam gặp phải các vấn đề về tâm lý, tinh thần nhưng sự can thiệp của y tế cũng như các hỗ trợ cần thiết chỉ tiếp cận được khoảng 20% trong số đó. Một khảo sát khác được thực hiện trên địa bàn TP HCM cũng cho ra kết quả khoảng 6% dân số bị mắc chứng trầm cảm và có xu hướng trẻ hóa với sự gia tăng số người mắc trong độ tuổi từ 15.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên rơi vào trầm cảm. Chuyên gia tâm lý cho rằng căn bệnh này có thể xuất phát từ chính gia đình và điều kiện sống của các em. Trong đó, áp lực từ cha mẹ về thành tích học tập là nguyên nhân phổ biến hàng đầu.
eBox chủ đề "Trầm cảm tuổi vị thành niên" lên sóng từ 16/5 cung cấp kiến thức và giúp phụ huỳnh cùng con vượt qua áp lực tuổi mới lớn.
Cha mẹ thường có xu hướng đặt kỳ vọng quá cao so với năng lực thực tế trong khi ít lắng nghe nguyện vọng của các em. Khi kỳ vọng không đạt, phụ huynh dễ nóng giận, tỏ thái độ thất vọng thậm chí là bạo lực. Điều này khiến trẻ mất tự tin về bản thân, cảm thấy xấu hổ, thất bại. tự ti.
Tiếp đến, trầm cảm cũng có thể đến từ những tổn thương, cú sốc về mặt tâm lý mà các em phải trải qua trong giai đoạn dậy thì. Những chấn động về tâm lý có thể kể đến như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, miệt thị về ngoại hình.
Trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường như trở nên khép mình, luôn lo lắng sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý, các em rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
Yếu tố môi trường cũng tác động rất lớn đến tâm lý trẻ vị thành niên. Những nội dung độc hại tràn lan trên không gian mạng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ có tâm lý bất ổn. Tiếp xúc nhiều, trẻ có nguy cơ trầm cảm hoặc hình thành những tính cách lệch chuẩn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. Trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp ba lần so với bình thường. Trẻ có tính cách trầm lắng, lòng tự trọng cao, dễ tổn thương cũng có khả năng mắc trầm cảm cao hơn bình thường.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, trầm cảm ở trẻ vị thành niên có một điểm chung là vai trò của người làm cha, mẹ trong việc giáo dục, định hướng và đồng hành cùng con.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về trầm cảm và những "bóng đen" mà căn bệnh phủ lên cuộc đời con trẻ, phụ huynh có thể đăng ký tham gia eBox chuyên đề "Trầm cảm tuổi vị thành niên" lên sóng từ 16/5. Chương trình mang đến 6 video là những câu chuyện người thật, việc thật xoay quanh căn bệnh trầm cảm, như: Ký ức, cú sốc tâm lý đầu đời và hành trình tự cứu lấy mình của Gen Z; câu chuyện của người mẹ dìu con qua cơn bão và cách tự chữa lành vết thương; những tổn thương từ trầm cảm và điều đúng đắn mà phụ huynh nên làm....
Chia sẻ tại số eBox lần này là những diễn giả, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tâm lý và hoạt động xã hội như PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện trưởng Viện Tâm lý học và Truyền thông; Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, tác giả cuốn sách "Đại dương đen", nhà hoạt động xã hội. Cùng với đó, eBox số 8 còn có sự tham gia của MC, diễn viên Nguyễn Lâm Thảo Tâm - quán quân EF Challenge Vietnam 2016, người từng đại diện Việt Nam tham gia Diễn đàn Lãnh đạo trẻ thế giới.
Hiện tại, eBox "Trầm cảm tuổi vị thành niên" đang có mức giá 299.000 đồng. Độc giả quan tâm mua vé tham gia tại đây.
Hoài Phương