Từ năm 2009, anh Trương Văn Phúc (xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) nuôi chim công thương phẩm. Trước đó, anh từng nuôi bò, gà Đông Tảo, chim trĩ, chồn hương...
"Khi giá chim trĩ xuống thấp tôi chuyển sang nuôi chim công vì loài này hợp với khí hậu khô nóng ở miền Tây. Loài này không phải để lấy thịt mà để làm cảnh nên nuôi càng lâu giá càng cao", anh Phúc nói.
Từ năm 2009, anh Trương Văn Phúc (xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) nuôi chim công thương phẩm. Trước đó, anh từng nuôi bò, gà Đông Tảo, chim trĩ, chồn hương...
"Khi giá chim trĩ xuống thấp tôi chuyển sang nuôi chim công vì loài này hợp với khí hậu khô nóng ở miền Tây. Loài này không phải để lấy thịt mà để làm cảnh nên nuôi càng lâu giá càng cao", anh Phúc nói.
Hiện, trang trại anh Phúc rộng 2.000 m2 với nhiều chuồng. Mỗi chuồng rộng 6 m2, thả từ 2 đến 4 con công trống và mái. Xung quanh chuồng phải rào lưới B40, phủ bạt để tránh mưa và công bay ra ngoài.
Hiện, trang trại anh Phúc rộng 2.000 m2 với nhiều chuồng. Mỗi chuồng rộng 6 m2, thả từ 2 đến 4 con công trống và mái. Xung quanh chuồng phải rào lưới B40, phủ bạt để tránh mưa và công bay ra ngoài.
"Nuôi chim công khá đơn giản, ngày cho ăn hai lần. Thức ăn của chúng cũng là chủ yếu là cám, thóc như nhiều gia cầm khác. Ngoài ra tôi còn cho ăn thêm rau xanh, côn trùng, tép...", anh Phúc nói.
"Nuôi chim công khá đơn giản, ngày cho ăn hai lần. Thức ăn của chúng cũng là chủ yếu là cám, thóc như nhiều gia cầm khác. Ngoài ra tôi còn cho ăn thêm rau xanh, côn trùng, tép...", anh Phúc nói.
Công nuôi hơn 2 năm đạt tuổi trưởng thành, nặng khoảng 5 cân. Theo chủ trại, công đẹp khi có tướng cao ráo, cặp chân và mỏ thẳng, lông xòe rộng có màu sặc sỡ.
Công nuôi hơn 2 năm đạt tuổi trưởng thành, nặng khoảng 5 cân. Theo chủ trại, công đẹp khi có tướng cao ráo, cặp chân và mỏ thẳng, lông xòe rộng có màu sặc sỡ.
Công xanh là loài phổ biến thường được nuôi nhiều. Công xanh trưởng thành giá khoảng 10 triệu đồng.
Trong các giống thì loài công xám khá hiếm, có giá cao. Anh Phúc đang nuôi 6 con công xám trưởng thành, giá từ 90 đến 120 triệu đồng một cặp.
Trong các giống thì loài công xám khá hiếm, có giá cao. Anh Phúc đang nuôi 6 con công xám trưởng thành, giá từ 90 đến 120 triệu đồng một cặp.
Ngoài ra, chủ trại còn có các giống công trắng, công hoa, công ngũ sắc... có giá dao động từ 7 đến 20 triệu đồng một con.
Ngoài ra, chủ trại còn có các giống công trắng, công hoa, công ngũ sắc... có giá dao động từ 7 đến 20 triệu đồng một con.
Chim công nuôi hai năm trở lên bắt đầu sinh sản, thường vào dịp Tết. Mỗi lần chúng đẻ hơn 30 trứng. Trại sử dụng máy ấp và cách chăm sóc riêng nên tỷ lệ trứng nở thành công đạt 80%.
Chim công nuôi hai năm trở lên bắt đầu sinh sản, thường vào dịp Tết. Mỗi lần chúng đẻ hơn 30 trứng. Trại sử dụng máy ấp và cách chăm sóc riêng nên tỷ lệ trứng nở thành công đạt 80%.
Chim công con được nuôi trong phòng tối, có bật đèn vàng để giữ ấm. Công được hơn 2 tháng tuổi sẽ tiêm vacxin và bán với giá từ 4 đến 7 triệu đồng một cặp tùy giống.
Chim công con được nuôi trong phòng tối, có bật đèn vàng để giữ ấm. Công được hơn 2 tháng tuổi sẽ tiêm vacxin và bán với giá từ 4 đến 7 triệu đồng một cặp tùy giống.
Ngoài ra, anh Phúc còn tích trữ lông công rụng để bán vào dịp Tết với giá từ 20.000 đến 40.000 đồng một cọng.
"Trung bình mỗi tháng tôi bán được 40 con các loại, trừ hết chi phí cũng lời được 100 triệu đồng. Công chủ yếu bán cho các khu du lịch sinh thái, nhà vườn, biệt thự... để làm cảnh phối giống", anh Phúc cho biết.
Ngoài ra, anh Phúc còn tích trữ lông công rụng để bán vào dịp Tết với giá từ 20.000 đến 40.000 đồng một cọng.
"Trung bình mỗi tháng tôi bán được 40 con các loại, trừ hết chi phí cũng lời được 100 triệu đồng. Công chủ yếu bán cho các khu du lịch sinh thái, nhà vườn, biệt thự... để làm cảnh phối giống", anh Phúc cho biết.
Quỳnh Trần