Vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu chảy,
bệnh có liên quan tới nhà vệ sinh hay không…

Cơ cấu giải thưởng: 

Mời độc giả tham gia trả lời các câu hỏi để nhận về những phần quà đặc biệt, gồm:

  • 3 bộ quà tặng (mỗi bộ gồm 01 bình giữ nhiệt, 01 gấu bông, 01 sách tô màu) dành cho 3 độc giả làm đúng và nhanh nhất. 

* Lưu ý: Toàn bộ giải thưởng sẽ không được chuyển nhượng cũng như không thể quy đổi thành tiền.

Kết quả

4/5

Rất tiếc bạn đã không trả lời chính xác cả 5 câu của bài trắc nghiệm.
Vui lòng xem đáp án dưới đây để biết thêm thông tin

Chúc mừng bạn đã hoàn thành chính xác tất cả các câu hỏi.
Chúng tôi sẽ thông báo lại cho bạn qua email khi có kết quả trúng thưởng nhé!

Chia sẻ kết quả của bạn

1. Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy từ những nguyên nhân nào?*

Đáp án: D

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), bệnh đường tiêu hóa đứng hàng thứ hai trong nhóm các nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Trong đó, có 3 nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Nhóm thứ nhất là virus, vi khuẩn gây bệnh,. Nhóm thứ hai là thức ăn bị hỏng, thực phẩm không đảm bảo an toàn. Nhóm thứ ba là các hóa chất độc hại.

2. Nhà vệ sinh bẩn có gây bệnh tiêu chảy ở trẻ không?*

Đáp án: A

Nhà vệ sinh bẩn không trực tiếp gây ra bệnh tiêu chảy, song là nơi chứa rất nhiều chất thải từ con người, mầm bệnh tiêu hóa. Vi khuẩn từ đường ruột, theo phân ra khỏi cơ thể người, có thể bám vào các bề mặt như tay nắm cửa, vòi nước, tường… 

Nhà vệ sinh bẩn không được lau chùi thường xuyên khiến mầm bệnh lưu trú dài ngày, lây nhiễm vào cơ thể trẻ thông qua tiếp xúc bàn tay. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thói quen vệ sinh tay, sẽ mắc bệnh tiêu hóa, lây cho các trẻ khác.

3. Bệnh tiêu chảy nguy hiểm với sức khỏe của trẻ như thế nào?*

Đáp án: A

Trong 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nói trên, virus, vi khuẩn có thể hoạt động theo mùa, khiến nhiều trẻ mắc bệnh trong cùng một thời điểm. Nhóm nguyên nhân thứ hai và thứ ba có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc… 

Tiêu chảy khiến trẻ nôn ói, tiêu chảy nhiều, mất nước, có thể gây sốc và tử vong khi không được điều trị kịp thời. Đối với nhóm nguyên nhân do virus, vi khuẩn, trẻ có thể bị nhiễm trùng toàn cơ thể, phải điều trị tích cực. 

4. Trẻ mắc tiêu chảy có thể điều trị tại nhà?*

Đáp án: B

Theo bác sĩ Nam, nhiều gia đình cho rằng bệnh không cần điều trị cũng tự khỏi, chỉ cần cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn đủ bữa. Một số gia đình cho con tự uống thêm thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn, kiêng cữ để tránh vi khuẩn có hại trong thức ăn.

Tuy nhiên, đây là các quan niệm sai. Tình trạng tiêu chảy của trẻ có thể kéo dài một vài ngày, gây mất nước và khiến trẻ mệt mỏi. Trẻ cần được uống đúng thuốc, bù nước và điện giải đúng cách.

Nếu trẻ mắc tiêu chảy kèm theo sốt, nôn liên tục, phân có máu, không uống được nước, cần điều trị tại bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh biến chứng có thể xảy đến.

5. Cách nào phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ?*

Đáp án: D

Theo bác sĩ Nam, rửa tay là bước quan trọng khi phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Trẻ nên rửa tay với nước và xà phòng trong vòng 15 đến 30 giây, rửa kỹ ở móng, ngón tay và cổ tay, sau đó lau khô bằng khăn sử dụng một lần.  

Nếu không có xà phòng, trẻ có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa cồn. Tuy nhiên, sản phẩm này không ngăn ngừa được tất cả các mầm bệnh tiêu chảy, ví dụ: norovirus, clostridium difficile; salmonella… nên rửa tay sạch bằng xà phòng khi có điều kiện. Gia đình hướng dẫn trẻ xoa đều dung dịch lên toàn bộ bề mặt bàn tay, ngón tay và cổ tay cho đến khi khô. Dung dịch sát khuẩn có cồn cần đặt xa tầm với của trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy không nên đi bơi, tránh bơi trong vòng một tuần sau khi bệnh tiêu chảy đã khỏi. Gia đình nên cho trẻ ăn và uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nước nên nấu sôi tối thiểu 5 phút. Nhà vệ sinh cần đặt cách nguồn nước uống trên 10 m và xuống dốc so với nguồn nước.

Thông tin nhận quà

Họ và tên*

Họ và tên *

Năm sinh*

Năm sinh *

Email*

Email *

Số điện thoại*

Số điện thoại *

Địa chỉ nhận quà*

Địa chỉ nhận quà *

"Vệ sinh học đường" nằm trong chương trình Ánh sáng học đường, với mục tiêu xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp. Năm 2022, quỹ Hy vọng và nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina, Sanofi Việt Nam đã bàn giao 20 nhà vệ sinh mới, khang trang cho học sinh và giáo viên huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; đồng thời tổ chức các hoạt động tập huấn, giáo dục về vệ sinh học đường.

Với mong muốn trẻ em vùng cao có điều kiện đảm bảo sức khỏe để học tập, quỹ Hy vọng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina tái khởi động dự án Vệ sinh học đường tại Đồng Văn, Hà Giang. Dự án đặt mục tiêu xây dựng 20 nhà vệ sinh đạt chuẩn, hỗ trợ hệ thống lọc nước sạch tại một số điểm trường, đồng thời phổ biến thói quen vệ sinh tốt cho các em học sinh. Để chung tay cùng dự án, độc giả tìm hiểu tại đây.