Theo Giản yếu sử Việt Nam, là người chú trọng phát triển giáo dục, năm 1075 vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh Kinh bác học và thi Nho học tam trường nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Đó là khoa thi đầu tiên trong lịch sử thi cử ở Việt Nam. Khoa đó chọn được 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh - trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Sách Lịch sử Việt Nam ghi hình thức khoa cử tuyển chọn nhân tài qua con đường học vấn bắt đầu từ thời Lý. Lần đầu tiên trong chế độ quân chủ Việt Nam, khoa cử được sử cũ nhắc đến là vào năm Ất Mão (1075), mùa xuân, tháng 2, nhà vua “xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi nho học tam trường. Lê Văn Thịnh được trúng tuyển, cho vào hầu vua” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Sách Việt sử thông giám cương mục còn nhấn mạnh “Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy" và “Lê Văn Thịnh là người khai hoa đầu tiên”.
Mặc dù khoa cử bắt đầu vào thời Lý, đời vua Lý Nhân Tông nhưng chưa trở thành chế độ thường xuyên. Đến năm 1077, triều đình mới mở khoa thi thứ hai gọi là thi Lại viên. Rồi 9 năm sau (1086), nhà Lý mới tổ chức khoa thi tiếp nữa.
Tiếp nối việc vua cha Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu vào năm 1070, năm 1076, Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám ở ngay phía sau Văn Miếu, tuyển chọn con em hoàng tộc và quan lại triều đình cho vào học. Nhà vua chọn những danh nho và những vị khoa bảng nổi tiếng làm thầy giảng dạy. Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Câu 5: Lý Nhân Tông có phải là vua nhà Lý đầu tiên cho đắp đê phòng lụt và ra luật trừng trị những người giết trâu hay trộm trâu?