Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy cười mà nói: Đó là điềm đổi mới, can dự gì đến nhà anh người ấy mới hết lo”.
Cũng theo chính sử này, vua có 7 cái nốt ruồi sau gáy tụ lại như chòm sao Thất Tinh - Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu là chòm sao sáng nhất tại bán cầu Bắc, tượng trưng cho ngôi vua theo quan niệm lý số đời xưa.
Khi còn nhỏ, Lý Phật Mã thường cùng đám trẻ chơi đùa, có thể sai bảo được chúng đi dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu vua. Lý Công Uẩn, bấy giờ đang làm Điện tiền chỉ huy sứ của nhà Tiền Lê, thấy thế vui lòng, nhân nói đùa rằng “Con nhà tướng nên bắt chước việc binh lính, dùng gì nghi vệ theo hầu”. Nghe cha nói, Lý Phật Mã trả lời: “Nghi vệ theo hầu có xa gì với con nhà làm tướng? Nếu xa thì sao ngôi vua không ở họ Đinh mãi mà lại sang họ Lê, do ở mệnh trời thôi”. Thấy con còn nhỏ đã có chí khí của bậc quân vương, Lý Công Uẩn lấy làm ngạc nhiên lắm, từ đấy càng yêu quý Phật Mã.
Khi Lý Công Uẩn lên ngôi liền lập Lý Phật Mã làm thái tử. Đại Việt sử ký toàn thư chép hai sự kiện chứng minh việc Lý Phật Mã lên ngôi là "ý trời'. Thứ nhất là năm 1020, Lý Phật Mã đem quân đánh Chiêm Thành, đến núi Long Tỵ (Quảng Bình) xuất hiện rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Lần ấy, Lý Phật Mã đánh tan quân Chiêm, bắt được tướng đem về. Thứ hai là năm 1027, Lý Phật Mã lấy áo ngự ban cho đạo sĩ Trần Tuệ Long ở quán Nam Đế. Đêm ấy, ánh sáng rọi khắp quán. Tuệ Long kinh ngạc trở dậy xem thì thấy rồng vàng hiện ở mắc áo. Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: “Các việc ấy đều là mệnh trời, đến đây đều thấy phù hợp cả”.
Câu 3: Năm 1042, vua Lý Thái Tông đã làm việc quan trọng nào?
a. Xây đền Đông Cổ ở Tây Bắc thành Thăng Long để thờ người có công đánh Chiêm Thành