Mông Cổ giáp Trung Quốc về phía nam và giáp Nga về phía bắc. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Ulaanbaatar.
Theo Worldometer, diện tích Mông Cổ hơn 1,5 triệu km2, dân số hơn 3,2 triệu, trở thành quốc gia có mật độ dân số thưa nhất thế giới.
Mông Cổ có biệt danh là "vùng đất của bầu trời xanh", người dân thậm chí tự gọi là "Mông Cổ xanh" do được tận hưởng hơn 250 ngày nắng mỗi năm, theo Insider Journeys.
Tuy nhiên, bầu trời xanh không phải lúc nào cũng gắn liền với sự ấm áp. Khí hậu ở quốc gia Đông Á này rất khắc nghiệt. Dù hầu hết lãnh thổ chịu nóng trong mùa hè, nhiệt độ trong mùa đông có thể giảm sâu đến -30 độ C. Ulaanbaatar là thủ đô lạnh nhất thế giới với nhiệt độ trung bình là -1,3 độ C.
Mông Cổ là một trong số ít nền văn hóa du cư còn sót lại trên thế giới với khoảng 30% dân số sống nay đây mai đó.
Dân du mục Mông Cổ chuyên chăn thả gia súc như lạc đà, bò, ngựa, cừu, dê. Người dân rất trân trọng và xem ngựa như người bạn tốt nhất. Từ 3.000 năm trước, họ di chuyển thường xuyên để tìm những đồng cỏ tốt, khai thác điều kiện thuận lợi để phục vụ việc chăn nuôi.
Câu 2: Tên gọi quốc gia Đông Á nào có nghĩa là "nguồn gốc của Mặt Trời"?