Để hình thành một cơn bão nhiệt đới tại một khu vực, ở đó phải có đồng thời các điều kiện quan trọng như: Nhiệt độ từ mặt nước biển xuống độ sâu 50 m ít nhất là 26,5 độ C. Bầu khí quyển bị mất ổn định hay bị nhiễu động. Tầng đối lưu có độ ẩm cao. Lực quán tính Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp. Khả năng thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ (độ đứt dọc của gió) yếu. Bề mặt nước bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.
Tuy nhiên, những nhiễu loạn không khí dù rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến một cơn bão. Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ một bài nói chuyện có tên gọi Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Dự đoán: Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?). Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu.
Từ đó, thuật ngữ "Hiệu ứng bươm bướm" (Butterfly effects) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý dẫn đến kết quả là những thay đổi rất lớn về thời tiết, ví dụ như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km.
Chính vì vậy, việc dự báo thời tiết trước một tuần hay 10 ngày là thiếu chính xác. Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm phim ảnh (như bộ phim Hiệu ứng cánh bướm được đặt tên và lấy cảm hứng theo khái niệm này).
Câu 2: Những xoáy thuận nhiệt đới (bão và áp thấp nhiệt đới), lốc xoáy, vòi rồng ở Bắc bán cầu có hướng gió (nhìn từ trên xuống) xoáy theo chiều: