Về mặt đạo đức, ngay sau đó có bài báo "Từ chối người tàn tật là hành vi thiếu văn hóa", hay một số các ý kiến của bạn đọc tại mục "Bạn đọc viết". Nhưng trả lời lại là phát biểu như một động thái quá tầm thường của PA: ghi lại danh tính của người khởi kiện để lưu ý nhân viên bán vé chú ý tới vị khách hàng đã khởi kiện dịch vụ của mình.
Cho dù vị khách này đã có tuyên bố sẽ "chào tạm biệt dịch vụ của PA" ('chào tạm biệt' chứ không chào 'vĩnh biệt') và ngay lập tức, PA đưa tên hành khách vào danh bạ 'đen'. Thiết nghĩ, hành khách trên khởi kiện PA là do quá bức xúc, một sự bức xúc có lý do và chính đáng. Người khuyết tật trong một xã hội hiện đại và phát triển như bây giờ lẽ ra phải nhận được ưu đãi từ những người hay cộng đồng khỏe mạnh khác, và nhất là họ lại đang sử dụng dịch vụ của một hãng hàng không có tên tuổi và vị thế như PA.
Xét về mặt kinh doanh, PA là hãng hàng không giá rẻ. Tại sao PA không có giá như Việt Nam Airlines? Bởi vì PA muốn cạnh tranh, và mục đích là có lợi nhuận. Nhưng trong kinh doanh, muốn có lợi nhuận thì phải có khách hàng. Khách hàng chính là người marketing và trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà có câu "Khách hàng là thượng đế". Cho nên tôi không cần biết PA đã sử dụng và vận hành dịch vụ như thế nào, xảy ra chuyện này đã là thất bại của PA. Và từ đây họ phải rút ra kinh nghiệm để mà sửa chữa. Nhưng ngược lại họ lại cứng nhắc và có vẻ như muốn "răn đe, trả đũa" bằng một động thái quá tầm thường như trên.
Tôi không hẳn là một chuyên gia kinh tế, nhưng những gì tôi cảm nhận và viết ra cũng là những bức xúc mà ai cũng có thể thấy và hiểu. Mong rằng đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.