Bằng việc chờ đợi cái gật đầu của Quốc hội trong vấn đề Syria, Barack Obama đã tự mình thu hẹp giới hạn quyền lực so với các vị tổng thống tiền nhiệm. Tuy nhiên, với bản thân ngài tổng thống, hành động này được cho là "lùi một bước tiến trăm bước".
Nghị định thư Geneva ra đời năm 1925 như một công cụ ngăn chặn thảm sát bằng vũ khí hóa học, nhưng sức mạnh ghê gớm của loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này vẫn khiến nhiều quốc gia không thể cưỡng lại và tiếp tục sử dụng nó.
Nếu tổng thống Syria Bashar al-Asad thực sự tiến hành cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 thì đây không phải lần đầu tiên chất độc gây chết người được sử dụng tại quốc gia Trung Đông này.
Một vấn đề khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tấn công Syria là biện pháp xử lý với kho hóa chất được cho là bao gồm sarin và BLU-119, chất độc có thể lan tỏa ra không khí và gây chết người hàng loạt.
Nếu Mỹ rời bỏ Syria sau một cuộc tấn công giới hạn thì đồng nghĩa với việc đẩy Damascus vào tay các chiến binh Hồi giáo cực đoan, những người có liên hệ mật thiết với tổ chức tiến hành vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ gần 12 năm trước.
Sarin, loại chất độc thần kinh mà Mỹ cáo buộc chính quyền Syria sử dụng trong cuộc tấn công làm hàng nghìn người chết tháng trước, là chất độc cực mạnh, tác động nhanh và từng là thủ phạm trong nhiều vụ thảm sát trước đây trên thế giới.
Syria đồ rằng một cuộc tấn công từ Mỹ có thể xảy ra "bất cứ lúc nào" và sẵn sàng đáp trả, sau khi các chuyên gia Liên Hợp Quốc điều tra nghi án vũ khí hóa học rời khỏi nước này.
Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, và các quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ hôm nay sẽ tiến hành một hội nghị trực tuyến bí mật thảo luận về tình hình Syria với các nghị sĩ cả hai đảng.
Mỹ đã bố trí chiếc tàu chiến thứ sáu của nước này tại khu vực đông Địa Trung Hải, gần với năm tàu khu trục khác có trang bị tên lửa hành trình và có thể sớm trực tiếp tham gia tấn công Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua tố cáo lực lượng của chính phủ Syria đã giết chết 1.429 người trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus hồi tuần trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thể hiện sự quan ngại sâu sắc và lên án việc vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria.
Một tuần sau ngày xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, tất cả những gì còn lại ở Syria bây giờ là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân, tranh cãi về việc ai phải chịu trách nhiệm và nguy cơ của một cuộc can thiệp quân sự đang cận kề.
Vụ tấn công bằng khí độc hôm 21/8 gần thủ đô Damascus, Syria làm hàng trăm người chết và đang leo thang thành một cuộc khủng hoảng, trong đó Mỹ, Anh và Pháp đang tính chuyện tấn công quân sự để cảnh cáo chính phủ Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad được cho là đã sơ tán phần lớn nhân viên khỏi các sở chỉ huy an ninh và quân sự tại thủ đô Damascus để đề phòng trường hợp bị phương Tây tấn công.
Đứng trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa hành trình và các máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh, Syria có lưới lửa phòng không và không quân mạnh bao gồm nhiều loại tên lửa và tiêm kích.
Đặc phái viên về Syria của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab (AL), hôm qua khẳng định có bằng chứng cho thấy một số "chất hóa học" đã được sử dụng trong một vụ tấn công làm hàng trăm người thiệt mạng ở Syria.
Phó tổng thống Joe Biden trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ nói rằng chính phủ Syria gây ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mới đây, và rằng họ phải trả giá cho việc tấn công thường dân.
Các chiến đấu cơ và chiến hạm của Mỹ bố trí quanh Syria đều đã sẵn sàng chờ lệnh của tổng thống Obama. Tàu chiến và không quân của Anh và Pháp cũng hiện diện dày đặc quanh khu vực, có thể tham gia một cuộc tấn công chớp nhoáng.
Nga và Trung Quốc hôm nay gia tăng cảnh báo với kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của phương Tây và nói rằng hành động đó có thể sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" cho toàn khu vực.
Mỹ có thể không kích vào Syria bằng tên lửa trong ba ngày, bắt đầu từ ngày mai, sau khi quốc gia Trung Đông bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học làm chết hàng trăm người.