"Tôi nghĩ không phải nên đưa mà phải đưa từ lâu rồi vì đó là sự thật lịch sử liên quan đến sinh mạng của 2 triệu người Việt Nam", GS sử học Phan Huy Lê bày tỏ quan điểm.
"Nhắc lại nạn đói không phải khơi gợi nỗi đau quá khứ mà để người sống ứng xử nhân văn, tử tế với đồng bào đã chết", GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học nhấn mạnh.
Dấu tích nạn đói Ất Dậu đến nay chỉ còn là bể xương người khổng lồ ở nghĩa trang Hợp Thiện giữa lòng thủ đô và những bãi tha ma Gò Lâu, Mả Quán... còn sót lại ở các vùng quê.
Chương trình Hành động quốc gia 'Không còn nạn đói' tại Việt Nam giai đoạn 2016-2025 vừa được khởi động, đảm bảo không còn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng.
Nạn đói lên tới đỉnh điểm, người dân các vùng Thanh - Nghệ, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc… lũ lượt kéo về Hà Nội mong kiếm được miếng ăn duy trì sự sống. Phố xá tràn ngập người ăn xin và xác người chết đói.
Khi cám bã, rau dại, củ chuối đã hết, dân làng đào khoai ngứa ăn. "Ăn xong ngứa như rách cả cổ nhưng không ăn thì chết. Ngẫm lại, con người khi đó còn không được như con lợn, con gà bây giờ", ông Vũ Viết Bật (82 tuổi) ngậm ngùi nhớ lại.
Trong ký ức người Việt Nam, "nạn đói năm Ất Dậu" vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối khó quên. Thảm họa ấy bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945.