Thứ bảy, 25/1/2025

Cổ vật trục vớt từ xác tàu trên biển Bình Thuận

Tàu cổ vật Bình Thuận - dấu ấn con đường gốm sứ trên biển

Các cổ vật mới được trục vớt từ con tàu đắm tại Bình Thuận, được xác định có từ đời Vạn Lịch - thời Minh, Trung Quốc (1573-1620) - phần lớn là đồ gốm sứ của các lò Chương Châu (Phúc Kiến) và Sơn Đầu (Quảng Đông). Trong số đó có nhiều thứ rất giống những hiện vật tìm thấy tại các khu mộ cổ của người Mường (Hòa Bình) và người Mạ (Lâm Đồng) của VN.

Hoàn tất việc trục vớt cổ vật trên con tàu đắm ở Bình Thuận

Hơn 60.000 cổ vật đã được đưa về kho của Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Theo đánh giá ban đầu, chúng là loại gốm sứ Trung Quốc sản xuất cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tức là cuối đời Minh, đầu đời Thanh. Các nhà chuyên môn nhận định đây là bộ sưu tập cổ vật quý hiếm nhất từng trục vớt được ở vùng biển phía nam.

Cổ vật trong con tàu đắm tại Bình Thuận thuộc đời Minh

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, chuyên gia về gốm sứ của Việt Nam, thành viên hội đồng giám định, số cổ vật trục vớt tại biển Bình Thuận có nguồn gốc từ dòng gốm Chương Châu, Phúc Kiến, nửa đầu thế kỷ 17 đời Minh, Trung Quốc. Đến nay, tại các vùng biển trên thế giới đã phát hiện, khai quật được ba chiếc tàu đắm chở đồ gốm Chương Châu. Con tàu tại Bình Thuận là chiếc thứ tư.

Đáy biển Bình Thuận chứa cổ vật thời Khang Hy

Tại vùng biển Tuy Phong (Bình Thuận), thuyền trưởng Huỳnh Công Duy và các thợ lặn trên thuyền BTH 4591, trong lúc neo đậu dò tìm nguồn cá ở một bãi rạn, đã phát hiện những cổ vật này. Do ở độ sâu 37 m, nước chảy mạnh, thời điểm trục vớt không thuận lợi, nên thuyền của anh Duy đành phải bấm định vị và quay về với gần 100 mẫu vật thu được tại ngư trường...