Khẳng định Chính phủ không can thiệp vào quá trình tố tụng vụ 'Formosa làm cá chết hàng loạt', nhưng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại".
Ngư dân cho rằng việc Formosa xả thải gây cá chết hàng loạt là kết quả họ biết trước. Đề cập số tiền đền bù, nhiều người không mấy lạc quan mà chỉ mong được trả lại môi trường mưu sinh cho các thế hệ con cháu.
Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường.
"Tôi đã nhận trách nhiệm ngay khi thị sát tình trạng cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, nhưng đó sẽ là nhận trách nhiệm suông nếu không xác định được thủ phạm", Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ.
Chiều 29/6, bảy đại diện đến từ Formosa hai lần gập người xin lỗi nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.
Trước gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học Việt Nam, ông Trần Nguyên Thành (72 tuổi, Chủ tịch Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh) chăm chú cúi mặt đọc lời thừa nhận việc xả thải gây thảm hoạ môi trường và cùng 6 thành viên khác của ban lãnh đạo Công ty hai lần cúi đầu xin lỗi.
"Chúng tôi cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với Chính phủ liên quan đến vụ cá chết, không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam", Chủ tịch Hội đồng quản Trị Formosa Hà Tĩnh nói.
Cuộc họp báo Chính phủ công bố nguyên nhân và thủ phạm gây hải sản chết hàng loạt chiều 30/6 là kết quả hoạt động của hơn 30 bộ ngành, địa phương cùng hàng trăm nhà khoa học suốt 3 tháng qua.
5h chiều nay, Chính phủ họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân và thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Tuần tới, Bộ Nông nghiệp sẽ trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm bà con ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm ổn định cuộc sống, sau sự cố cá chết hàng loạt.
Hai tháng ngừng buôn bán, ra khơi... bà Noãn cũng như nhiều người dân ở Hà Tĩnh mong mỏi sớm biết nguyên nhân cá biển chết hàng loạt để ổn định tinh thần, tiếp tục bám biển hoặc chuyển đổi nghề.
Lãnh đạo Bộ Công an cho biết cơ quan này đang trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ hình sự liên quan việc cá chết hàng loạt ở miền Trung. Thông tin có thể được công bố trong tháng 6 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thay vì hỗ trợ gạo trong 1,5 tháng, ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá chết hàng loạt hồi tháng 4 được cấp gạo ăn trong 6 tháng.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị Chính phủ nên chuẩn bị báo cáo về công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển sau hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Sở Y tế và Sở Khoa học Quảng Trị lấy thêm mẫu, kiểm nghiệm độc lập để có kết quả cuối cùng về lô cá nục nhiễm chất phenol.
Sở Nông nghiệp Quảng Trị nói chất phenol không có trong quy định an toàn thực phẩm, còn Sở Y tế tỉnh này khẳng định phenol là chất cực độc tuyệt đối cấm sử dụng.
Tiểu thương Lê Thị Thuộc ở Quảng Trị mua cá nục xa bờ, có chứng nhận hải sản an toàn, nhưng khi kiểm nghiệm thì chứa chất phenol - được ngành y tế cho là cực độc, dùng trong công nghiệp.
Nhiều mẫu cá được một cơ sở thu mua ngay sau tình trạng cá biển chết bất thường ở miền Trung, có chứa chất phenol cực độc trong công nghiệp tẩy uế, sát khuẩn.
Huyện đã phân bổ tiền hỗ trợ của Chính phủ về địa phương nhưng hàng trăm ngư dân xã Lộc Vĩnh (Thừa Thiên Huế) vẫn chưa nhận được khiến cuộc sống rơi vào tình cảnh khó khăn.
Hơn 30 bộ ngành, địa phương cùng hàng trăm nhà khoa học đã vào cuộc tìm nguyên nhân hải sản chết bất thường ở miền Trung suốt gần hai tháng qua.