Hơn 200 người ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đưa ông Lương Văn Chon vào bờ lúc 15h ngày 3/8, sau 10 tiếng kẹt giữa dòng lũ sông Luồng.
Chiều 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành, 16 địa phương thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả sau bão.
Mưa to cả ngày hôm nay khiến phố Hoa Bằng, Phan Văn Trường (Cầu Giấy), Thái Hà (Đống Đa) ngập từ sáng đến chiều tối vẫn chưa rút hết.
12h ngày 3/8, trời mưa lớn, hàng chục tấn đất đá trên núi đổ xuống quốc lộ 3 đoạn qua Bắc Kạn khiến một người chết, hai người bị thương.
5h ngày 3/8, nước từ thượng nguồn suối Son đổ về, cuốn trôi 20 ngôi nhà ở bản Sa Ná (Quan Sơn, Thanh Hóa), làm nhiều người mất tích.
Trưa 3/8, áp thấp nhiệt nhiệt đới suy yếu từ bão Wipha đi qua Hà Nội, gây mưa rất to, nước các sông dâng nhanh.
Sáng 3/8, ảnh hưởng của hoàn lưu bão Wipha, các xã Mường Lý, Nhi Sơn, Pù Nhi (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) bị mưa lũ chia cắt.
Đổ bộ phía bắc tỉnh Quảng Ninh gây mưa to, gió 75 km/h, sớm 3/8 bão Wipha suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiến sâu đồng bằng Bắc Bộ.
12h ngày 2/8, tâm bão cách đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 160 km, dự kiến đổ bộ đêm nay với sức gió tối đa 75 km/h (cấp 8).
Trưa 1/8, sau khi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão quặt sang hướng bắc rồi lại tây bắc, khoảng chiều mai đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Thái Bình.
Từ 10h hôm nay, Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Ninh dừng cấp phép với tàu vận tải, tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long.
0h ngày 1/8, bão Wipha với sức gió 90 km/h chỉ cách vịnh Bắc Bộ chừng 120 km, dự báo gây mưa to cho Đông Bắc Bộ từ chiều nay.
Sáng 31/7, áp thấp nhiệt đới ở bắc biển Đông đã mạnh lên thành bão, hướng vào vịnh Bắc Bộ và sẽ gây mưa lớn cho miền Bắc.
Vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh thành áp thấp nhiệt đới, chiều 30/7 cách quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) khoảng 300 km với sức gió 50 km/h.
Vùng áp thấp dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và thành bão trong 2-3 ngày tới, gây mưa to cho Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.