Vance McElhinney, người được đưa tới Bắc Ireland cách đây hơn 40 năm sau chiến tranh Việt Nam, không có gì hơn ngoài một tấm ảnh thuở nhỏ làm manh mối.
Năm lên 8 tuổi, Stacy Thúy, một trong hàng nghìn đứa trẻ mà Mỹ đưa ra khỏi Sài Gòn cuối chiến tranh Việt Nam, tự sát lần đầu tiên bằng một con dao. 9 năm sau, cô gái trẻ lại cố gắng từ bỏ cuộc sống bằng 100 viên thuốc an thần.
Vo Huu Nhan đang ngồi trên thuyền rau của mình ở chợ nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long thì điện thoại đổ chuông. Người gọi từ Mỹ về thông báo dữ liệu AND xác nhận ông là con của một cựu binh chiến tranh Việt Nam.
David R. Nguyen được mẹ gửi vào một trại trẻ khi mới lên hai tuổi và 40 năm qua lớn lên ở Mỹ mà không hay tin gì về bà.
"Giây phút này trả lời câu hỏi lớn nhất của đời tôi, và đặt ra hàng nghìn câu hỏi mới", Catherine Turner, một em bé trong chiến dịch không vận Babylift, nay trở thành nữ nhà báo người Australia, nói về khoảnh khắc gặp mẹ ruột sau 30 năm xa cách.
Suốt 30 năm kể từ ngày đến Canada trong chiến dịch không vận trẻ em năm 1975, Thanh Campbell vẫn tưởng rằng mình là trẻ mồ côi, cho đến khi một người đàn ông tự nhận là cha anh xuất hiện.
40 năm trước, Chantal Doecke nằm trong một hộp giày đặt trên máy bay rời Sài Gòn. Đến bây giờ, khi đã làm mẹ, cô vẫn không biết người đã sinh ra mình là ai.
Khi chiếc máy bay vận tải C-5 Galaxy đâm vào một con đê và lao xuống đồng lúa ở Sài Gòn 40 năm trước, cơ phó Tilford Harp cùng hai đồng nghiệp đã nghĩ rằng tất cả sẽ chết.
Trước khi cuộc chiến kết thúc, người Mỹ tiến hành chiến dịch Babylift, đưa hơn 3.000 trẻ em ở các trại mồ côi tại miền nam Việt Nam ra nước ngoài. Chuyến bay đầu tiên trong chiến dịch này rơi, khiến ít nhất 154 người trong đó có 76 trẻ nhỏ thiệt mạng. Nơi yên nghỉ của các trẻ này nằm trong khuôn viên của một nhà thờ ở thành phố Pattaya, Thái Lan.
Ngày 3/4/1975, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam đi đến hồi kết, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố phải đưa tất cả trẻ em Việt được xác định làm con nuôi rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay ngay lập tức.