
1. Roberto Baggio tới Juventus
Hè 1990, Juventus phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng để chiêu mộ Roberto Baggio từ Fiorentina (khoảng 16 triệu USD thời giá bấy giờ). Cả Serie A rúng động.
Baggio đã bí mật được đưa ra khỏi Florence giữa đêm bằng một chiếc limousine. Khi thông tin về vụ chuyển nhượng được lan ra, người dân Florence đổ ra đường để phản đối. Sự bức xúc lớn tới mức có khoảng 50 người phải nhập viện vì những vụ bạo động.
Sau này, Baggio thừa nhận anh không hề muốn tới Juventus. Khi đối đầu đội bóng cũ năm 1991, “Đuôi ngựa thần thánh” từ chối đá phạt đền.
1. Roberto Baggio tới Juventus
Hè 1990, Juventus phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng để chiêu mộ Roberto Baggio từ Fiorentina (khoảng 16 triệu USD thời giá bấy giờ). Cả Serie A rúng động.
Baggio đã bí mật được đưa ra khỏi Florence giữa đêm bằng một chiếc limousine. Khi thông tin về vụ chuyển nhượng được lan ra, người dân Florence đổ ra đường để phản đối. Sự bức xúc lớn tới mức có khoảng 50 người phải nhập viện vì những vụ bạo động.
Sau này, Baggio thừa nhận anh không hề muốn tới Juventus. Khi đối đầu đội bóng cũ năm 1991, “Đuôi ngựa thần thánh” từ chối đá phạt đền.

9. Johan Cruyff tới Feyenoord
Sau khi chinh chiến tại Barca, Cruyff trở về Ajax Amsterdam năm 1981 và giúp CLB giành hai chức vô địch Hà Lan. Tuy nhiên sang năm thứ ba, Ajax lấy lý do Cruyff đã 36 tuổi để từ chối gia hạn hợp đồng.
Huyền thoại Hà Lan đáp trả bằng cách ký hợp đồng với CLB kình địch Feyenoord. “Tôi muốn làm cho Ajax phát điên lên, vì họ đã ném tôi ra đường như rác rưởi”, Cruyff viết trong cuốn tự truyện. Và đúng là Cruyff đã khiến Ajax nếm hận, khi giúp Feyenoord lật đổ đội bóng thủ đô ở mùa giải đó. Bản thân ông được trao danh hiệu Cầu thủ Hà Lan của năm.
9. Johan Cruyff tới Feyenoord
Sau khi chinh chiến tại Barca, Cruyff trở về Ajax Amsterdam năm 1981 và giúp CLB giành hai chức vô địch Hà Lan. Tuy nhiên sang năm thứ ba, Ajax lấy lý do Cruyff đã 36 tuổi để từ chối gia hạn hợp đồng.
Huyền thoại Hà Lan đáp trả bằng cách ký hợp đồng với CLB kình địch Feyenoord. “Tôi muốn làm cho Ajax phát điên lên, vì họ đã ném tôi ra đường như rác rưởi”, Cruyff viết trong cuốn tự truyện. Và đúng là Cruyff đã khiến Ajax nếm hận, khi giúp Feyenoord lật đổ đội bóng thủ đô ở mùa giải đó. Bản thân ông được trao danh hiệu Cầu thủ Hà Lan của năm.

8. Sol Campbell tới Arsenal
Tại London, Tottenham và Arsenal là kẻ thù không đội trời chung. Cho nên, việc Sol Campbell từ chối gia hạn hợp đồng rồi đào tẩu sang Arsenal năm 2001 biến anh trở thành kẻ phản bội trong mắt CĐV Tottenham.
Thực tế, xét về yếu tố chuyên môn, đó là quyết định đúng đắn của trung vệ người Anh. Trong năm năm khoác áo "Pháo thủ", anh giành hai chức vô địch Ngoại hạng Anh, một lần vào chung kết Champions League.
8. Sol Campbell tới Arsenal
Tại London, Tottenham và Arsenal là kẻ thù không đội trời chung. Cho nên, việc Sol Campbell từ chối gia hạn hợp đồng rồi đào tẩu sang Arsenal năm 2001 biến anh trở thành kẻ phản bội trong mắt CĐV Tottenham.
Thực tế, xét về yếu tố chuyên môn, đó là quyết định đúng đắn của trung vệ người Anh. Trong năm năm khoác áo "Pháo thủ", anh giành hai chức vô địch Ngoại hạng Anh, một lần vào chung kết Champions League.

7. Diego Maradona rời Napoli
Được xem như “thánh sống” tại Napoli, ít ai nghĩ Diego Maradona sẽ rời CLB năm 1991.
Tuy nhiên năm đó, Maradona dương tính với chất kích thích và bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá ở Italy trong 18 tháng. “Cậu bé vàng” không chịu ngồi yên, nên tìm cách rời Italy và trở về Argentina. Sự ra đi của ông trở thành cú sốc lớn khi đó với CĐV thành Naples.
7. Diego Maradona rời Napoli
Được xem như “thánh sống” tại Napoli, ít ai nghĩ Diego Maradona sẽ rời CLB năm 1991.
Tuy nhiên năm đó, Maradona dương tính với chất kích thích và bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá ở Italy trong 18 tháng. “Cậu bé vàng” không chịu ngồi yên, nên tìm cách rời Italy và trở về Argentina. Sự ra đi của ông trở thành cú sốc lớn khi đó với CĐV thành Naples.

6. Cristiano Ronaldo tới Juventus
Năm 2018, Ronaldo lần thứ ba liên tiếp vô địch Champions League với Real và đang là cây làm bàn chủ lực của CLB, với di sản là 450 bàn cùng vô số danh hiệu. Nhưng, anh quyết định ra đi.
Juventus khi ấy bỏ ra 112 triệu euro – số tiền chuyền nhượng kỷ lục của CLB - để chiêu mộ CR7.
Cuộc chia tay này khiến CĐV Real thất vọng tới mức luôn đòi ban lãnh đạo mua lại Ronaldo mỗi khi đội nhà thi đấu thất thường. Thực tế, trong những năm không còn CR7, Real cũng sa sút về mặt danh hiệu.
6. Cristiano Ronaldo tới Juventus
Năm 2018, Ronaldo lần thứ ba liên tiếp vô địch Champions League với Real và đang là cây làm bàn chủ lực của CLB, với di sản là 450 bàn cùng vô số danh hiệu. Nhưng, anh quyết định ra đi.
Juventus khi ấy bỏ ra 112 triệu euro – số tiền chuyền nhượng kỷ lục của CLB - để chiêu mộ CR7.
Cuộc chia tay này khiến CĐV Real thất vọng tới mức luôn đòi ban lãnh đạo mua lại Ronaldo mỗi khi đội nhà thi đấu thất thường. Thực tế, trong những năm không còn CR7, Real cũng sa sút về mặt danh hiệu.

5. Fernando Torres tới Chelsea
Tháng 1/2010, Chelsea phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng bóng đá Anh khi bỏ ra 50 triệu bảng (khoảng 80 triệu USD lúc đó) để đưa về Ferrnando Torres từ Liverpool.
CĐV Liverpool từ đó quay ra căm ghét tiền đạo người Tây Ban Nha, vì họ không tin thần tượng đã chuyển sang khoác áo kình địch. Tới nay, nhiều CĐV Liverpool vẫn hả hê khi Torres gần như không thể hiện được mình tại Chelsea. Anh chỉ ghi 45 bàn sau 172 trận, kém xa thành tích 65 bàn sau 102 trận cho Liverpool. Năm 2014, Chelsea đẩy Torres đi theo dạng cho mượn trước khi bán đứt mùa 2016.
Bù lại, Torres vô địch cả Champions League lẫn Ngoại hạng Anh với Chelsea – điều các cầu thủ Liverpool lúc đó không thể có.
5. Fernando Torres tới Chelsea
Tháng 1/2010, Chelsea phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng bóng đá Anh khi bỏ ra 50 triệu bảng (khoảng 80 triệu USD lúc đó) để đưa về Ferrnando Torres từ Liverpool.
CĐV Liverpool từ đó quay ra căm ghét tiền đạo người Tây Ban Nha, vì họ không tin thần tượng đã chuyển sang khoác áo kình địch. Tới nay, nhiều CĐV Liverpool vẫn hả hê khi Torres gần như không thể hiện được mình tại Chelsea. Anh chỉ ghi 45 bàn sau 172 trận, kém xa thành tích 65 bàn sau 102 trận cho Liverpool. Năm 2014, Chelsea đẩy Torres đi theo dạng cho mượn trước khi bán đứt mùa 2016.
Bù lại, Torres vô địch cả Champions League lẫn Ngoại hạng Anh với Chelsea – điều các cầu thủ Liverpool lúc đó không thể có.

4. Luis Figo tới Real Madrid
Không ai nghĩ thần tượng tại sân Camp Nou như Luis Figo lại có thể đầu quân cho Real Madrid – đội bóng đáng ghét nhất trong mắt các cules.
Nhưng điều đó đã xảy ra năm 2000. Người đại diện của Figo khi ấy “há miệng mắc quai” với ứng viên chủ tịch Real - Florentino Perez. Perez trao trước 2 triệu euro với điều kiện Figo đến Real nếu ông đắc cử, và nếu không làm theo thỏa thuận thì phải bồi thường 25 triệu euro.
Sau đó, ông trùm xây dựng trở thành Chủ tịch Real và Figo chỉ còn cách làm theo thỏa thuận. Anh từ đó trở thành kẻ phản bội với CĐV Barca, được gọi với nhiều từ ngữ tục tĩu và bị ném một cái đầu lợn khi Real đấu Barca.
4. Luis Figo tới Real Madrid
Không ai nghĩ thần tượng tại sân Camp Nou như Luis Figo lại có thể đầu quân cho Real Madrid – đội bóng đáng ghét nhất trong mắt các cules.
Nhưng điều đó đã xảy ra năm 2000. Người đại diện của Figo khi ấy “há miệng mắc quai” với ứng viên chủ tịch Real - Florentino Perez. Perez trao trước 2 triệu euro với điều kiện Figo đến Real nếu ông đắc cử, và nếu không làm theo thỏa thuận thì phải bồi thường 25 triệu euro.
Sau đó, ông trùm xây dựng trở thành Chủ tịch Real và Figo chỉ còn cách làm theo thỏa thuận. Anh từ đó trở thành kẻ phản bội với CĐV Barca, được gọi với nhiều từ ngữ tục tĩu và bị ném một cái đầu lợn khi Real đấu Barca.

3. Neymar tới Paris Saint-Germain (PSG)
Barca thường đặt ra số tiền phá vỡ hợp đồng khổng lồ để không đội bóng nào nhòm ngó cầu thủ của họ. Nhưng chủ sân Camp Nou, cùng CĐV trên toàn thế giới, không ngờ rằng PSG có thể chịu chơi tới mức chi ra số tiền khổng lồ 222 triệu euro (khoảng 263 triệu USD) để mua đứt Neymar hè 2017. Con số này thậm chí gấp đôi kỷ lục chuyển nhượng tồn tại khi ấy, của Paul Pogba khi chuyển từ Juventus về Man Utd.
Thương vụ Neymar cũng làm thay đổi toàn bộ thị trường chuyển nhượng trên thế giới, đẩy giá cầu thủ tăng phi mã. Điển hình là một cầu thủ chưa khẳng định được bản thân, thi đấu kém ổn định như Ousmane Dembele cũng được Barca mua về giá hơn 135 triệu euro.
3. Neymar tới Paris Saint-Germain (PSG)
Barca thường đặt ra số tiền phá vỡ hợp đồng khổng lồ để không đội bóng nào nhòm ngó cầu thủ của họ. Nhưng chủ sân Camp Nou, cùng CĐV trên toàn thế giới, không ngờ rằng PSG có thể chịu chơi tới mức chi ra số tiền khổng lồ 222 triệu euro (khoảng 263 triệu USD) để mua đứt Neymar hè 2017. Con số này thậm chí gấp đôi kỷ lục chuyển nhượng tồn tại khi ấy, của Paul Pogba khi chuyển từ Juventus về Man Utd.
Thương vụ Neymar cũng làm thay đổi toàn bộ thị trường chuyển nhượng trên thế giới, đẩy giá cầu thủ tăng phi mã. Điển hình là một cầu thủ chưa khẳng định được bản thân, thi đấu kém ổn định như Ousmane Dembele cũng được Barca mua về giá hơn 135 triệu euro.

2. Messi tới PSG
Ít năm sau Neymar, một siêu sao khác của Barca đầu quân cho đội bóng nước Pháp là Lionel Messi. Thương vụ này gây sốc bởi các CĐV Barca luôn tin rằng huyền thoại người Argentina sẽ dành trọn sự nghiệp tại Camp Nou.
Bản thân Messi cũng muốn điều đó, nhưng Barca không thể đáp ứng. Do khâu quản lý yếu kém từ thời Chủ tịch Josep Bartomeu, cộng thêm tác động của Covid-19, họ gánh khoản nợ hơn 1,5 tỷ USD và sẽ không đảm bảo được trần lương theo quy định của La Liga, nếu gia hạn hợp đồng với Messi.
PSG lập tức vào cuộc, và chiêu mộ được Messi hè này. Tại đây, anh sát cánh cùng Sergio Ramos – cựu thù khi còn thi đấu ở Tây Ban Nha.
2. Messi tới PSG
Ít năm sau Neymar, một siêu sao khác của Barca đầu quân cho đội bóng nước Pháp là Lionel Messi. Thương vụ này gây sốc bởi các CĐV Barca luôn tin rằng huyền thoại người Argentina sẽ dành trọn sự nghiệp tại Camp Nou.
Bản thân Messi cũng muốn điều đó, nhưng Barca không thể đáp ứng. Do khâu quản lý yếu kém từ thời Chủ tịch Josep Bartomeu, cộng thêm tác động của Covid-19, họ gánh khoản nợ hơn 1,5 tỷ USD và sẽ không đảm bảo được trần lương theo quy định của La Liga, nếu gia hạn hợp đồng với Messi.
PSG lập tức vào cuộc, và chiêu mộ được Messi hè này. Tại đây, anh sát cánh cùng Sergio Ramos – cựu thù khi còn thi đấu ở Tây Ban Nha.

1. Ronaldo trở lại Man Utd
Khi Ronaldo muốn rời Juventus hè này, Man City trở thành điểm đến tiềm năng. Suốt một tuần lễ, báo chí chỉ cập nhật về thông tin về các cuộc đàm phán và các điều khoản cá nhân giữa anh với chủ sân Etihad. Lúc đó, ngoài Man City, không đội bóng nào đặt vấn đề với Ronaldo.
Nhưng ngày 28/8, Man Utd vào cuộc và nhanh chóng chốt kèo. Họ có lợi thế hơn Man City khi chấp nhận trả khoản phí chuyển nhượng cho Juventus, đồng thời đảm bảo mức lương 34 triệu USD mỗi năm. Theo nhiều nguồn tin, từ thời điểm những thông tin đầu tiên liên quan đến việc Man Utd có thể mua Ronaldo tới khi thương vụ chính thức khép lại, chỉ kéo dài khoảng ba tiếng.
1. Ronaldo trở lại Man Utd
Khi Ronaldo muốn rời Juventus hè này, Man City trở thành điểm đến tiềm năng. Suốt một tuần lễ, báo chí chỉ cập nhật về thông tin về các cuộc đàm phán và các điều khoản cá nhân giữa anh với chủ sân Etihad. Lúc đó, ngoài Man City, không đội bóng nào đặt vấn đề với Ronaldo.
Nhưng ngày 28/8, Man Utd vào cuộc và nhanh chóng chốt kèo. Họ có lợi thế hơn Man City khi chấp nhận trả khoản phí chuyển nhượng cho Juventus, đồng thời đảm bảo mức lương 34 triệu USD mỗi năm. Theo nhiều nguồn tin, từ thời điểm những thông tin đầu tiên liên quan đến việc Man Utd có thể mua Ronaldo tới khi thương vụ chính thức khép lại, chỉ kéo dài khoảng ba tiếng.
Kim Hoà (theo Goal)