-
Bài phát biểu gây thất vọng
Erdogan khiến nhiều người hụt hẫng sau bài phát biểu kéo dài hơn 30 phút của ông, khi không công bố nhiều thông tin mới về vụ sát hại Khashoggi.
"Có rất ít chi tiết mới trong bài phát biểu của Erdogan, thiểu hẳn những kỳ vọng mà chính bản thân ông đã đặt ra rằng sẽ tiết lộ 'toàn bộ sự thật trần trụi' sau cái chết của Jamal Khashoggi", phóng viên tờ Guardian nhận định. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng không đề cập đến đoạn ghi âm diễn biến vụ giết hại cũng như video các sát thủ mang thi thể Khashoggi ra khỏi lãnh sự quán.
Erdogan đề nghị đưa 18 người bị Arab bắt vì liên quan đến vụ giết Khashoggi đến thẩm vấn tại Istanbul, nhưng trong suốt bài phát biểu, ông tỏ ra tôn trọng Quốc vương Salman và không nhắc đến Thái tử Mohammed bin Salman, người bị nghi ngờ ra lệnh giết Khashoggi.
-
Khashoggi bị 'sát hại man rợ'
Erdogan bác bỏ giải thích của Arab Saudi rằng cái chết của Khashoggi là kết quả ngoài mong muốn của một cuộc tranh luận căng thẳng dẫn tới ẩu đả, nói rằng đây là một vụ giết người man rợ đã được lên kế hoạch từ trước.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành lương tâm chung của cộng đồng quốc tế. Cố gắng che đậy một vụ giết người man rợ như vậy là đi ngược lại lương tâm của loài người".
-
Erdogan nghi có người tiếp tay cho Arab Saudi phi tang thi thể Khashoggi
"Tại sao nhóm 15 người Arab Saudi lại đến Thổ Nhĩ Kỳ? Ai đã ra lệnh cho họ? Tại sao lãnh sự quán không lập tức mở cuộc điều tra? Tại sao có quá nhiều khác biệt trong các tuyên bố từ Arab Saudi? Những người địa phương hợp tác với Arab Saudi để phi tang thi thể của Khashoggi là ai? Arad Saudi phải trả lời tất cả những câu hỏi này", Erdogan nói.
"Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới chỉ thỏa mãn khi tất cả những kẻ lên kế hoạch và thực hiện vụ giết người bị đưa ra ánh sáng. Các nước khác cũng phải tham gia vào cuộc điều tra".
-
Vụ giết người mang tính chính trị
Cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng về việc vụ sát hại Khashoggi là một âm mưu được lên kế hoạch. "Thổ Nhĩ Kỳ cũng như thế giới sẽ chỉ thỏa mãn khi tất cả các hung thủ và những kẻ lên kế hoạch phải chịu trách nhiệm. Các quốc gia khác cũng cần tham gia vào cuộc điều tra", Erdogan nhấn mạnh.
"Tôi không nghi ngờ sự chân thành của Vua Salman, người nói rằng một cuộc điều tra độc lập cần được tiến hành. Đây là một vụ giết người mang tính chính trị", ông nói. Giới quan sát cho rằng đây là tuyên bố mạnh mẽ của Erdogan, khi không nói rằng Thái tử Arab Saudi không liên quan đến sự việc và ám chỉ ông không tin vào cuộc điều tra của Riyadh.
Erdogan khẳng định lãnh sự quán Arab Saudi nằm trên lãnh thổ có chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ và Công ước Geneva không phải là tấm khiên miễn trừ ngoại giao trong vụ này.
-
Quan chức Arab Saudi vào rừng trước khi ra tay giết Khashoggi
Nhóm ba quan chức Arab Saudi đã thăm dò khu rừng ở Istanbul một ngày trước khi Khashoggi đến lãnh sự quán và bị giết, và có 15 người liên quan đến vụ giết người, gồm cả người có ngoại hình giống nhà báo Khashoggi.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không im lặng về vụ giết người này và đang chờ kết luận điều tra", Erdogan tuyên bố. Erdogan đã trao đổi với Quốc vương Arab Saudi và thống nhất thành lập nhóm điều tra chung về sự việc.
Thổ Nhĩ Kỳ tìm thi thể nhà báo mất tích ở trong rừng
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang mở rộng tìm thi thể nhà báo Jamal Khashoggi, trong đó có một khu rừng ở ngoại ô thành phố Istanbul.
-
Vấn đề quốc tế
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định vụ giết hại nhà báo Khashoggi là vấn đề quốc tế và Ankara sẽ theo đuổi vấn đề này đến cùng. Các bằng chứng đều cho thấy Khashoggi là nạn nhân của một "vụ giết người man rợ" và một tội ác không thể bị che giấu.
Điều quan trọng là Arab Saudi đã thừa nhận việc Khashoggi bị giết hại và những người có liên quan đến cái chết của nhà báo này phải đối diện với công lý.
-
Thổ Nhĩ Kỳ xem xét hành động ngoại giao vì vụ giết nhà báo
Khashoggi không xuất hiện kể từ sau khi bước vào lãnh sự quán Arab Saudi chiều 2/10. Vợ chưa cưới của nhà báo này thông báo cho nhà chức trách rằng ông đã bị giữ lại trong lãnh sự quán.
Erdogan cho biết nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét hành động ngoại giao liên quan đến vụ giết người này.
-
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói về kế hoạch sát hại Khashoggi
Sau phần mở đầu bài phát biểu tại quốc hội, Tổng thống Erdogan đề cập đến vụ nhà báo Khashoggi bị giết bên trong lãnh sự quán Arab Saudi ở thành phố Istanbul và gửi lời chia buồn tới gia đình, bạn bè của nhà báo này.
Erdogan đề cập đến những hoạt động của Khashoggi vào ngày ông biến mất và nói rằng có hai nhóm đặc vụ Arab Saudi tham gia vụ giết người, trong đó một nhóm gồm 9 người bay từ Arab Saudi tới Istanbul hôm 2/10.
Nhóm đặc vụ Arab Saudi "lên kế hoạch và thực hiện vụ giết người", trong đó có một số tướng an ninh, tình báo, đã được thông báo về chuyến đi tới lãnh sự quán ở Istanbul của nhà báo này một ngày trước đó. Các camera ở lãnh sự quán cũng được gỡ bỏ vào ngày này.
-
Thổ Nhĩ Kỳ chưa chia sẻ bằng chứng cho bất kỳ nước nào
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm nay cho biết Ankara chưa chia sẻ bằng chứng cho bất cứ nước nào liên quan đến cái chết của nhà báo Khashoggi. "Có thể sẽ có những cuộc gặp giữa các cơ quan tình báo. Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác trong một cuộc điều tra tiềm năng nào về vụ Khashoggi tại các toàn án quốc tế và Liên Hợp Quốc", Cavusoglu nói.
Theo Cavusoglu, dưới sức ép của Liên Hợp Quốc, Arab Saudi cuối cùng phải thừa nhận việc giết nhà báo Jamal Khashoggi, đồng thời khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều tra vụ này đến cùng.
-
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay có bài phát biểu quan trọng trước quốc hội nước này, trong đó ông cam kết sẽ tiết lộ "sự thật trần trụi" về cuộc điều tra cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul.
Giới quan sát dự đoán Erdogan sẽ công bố mọi bằng chứng mà các điều tra viên Thổ Nhĩ Kỳ thu thập được nhằm chứng minh Arab Saudi đã thực hiện âm mưu sát hại Khashoggi, bao gồm các bức ảnh, video và đoạn ghi âm được cho là ghi lại giây phút cuối cùng của nhà báo này.
Khashoggi biến mất từ hôm 2/10 sau khi vào lãnh sự quán Arab Saudi ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Khashoggi đã bị nhóm 15 nhân viên an ninh và tình báo Arab Saudi tra tấn và giết hại bên trong lãnh sự quán.
Sau nhiều lần phủ nhận, Arab Saudi hôm 21/10 xác nhận nhà báo này đã chết bên trong lãnh sự quán nhưng hiện không biết thi thể ở đâu.
Reuters hôm nay dẫn nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Khashoggi bị sát hại theo lệnh của Saud al-Qahtani, trợ lý hàng đầu của Thái tử Mohammed. Sau khi lăng mạ Khashoggi qua cuộc gọi trực tuyến trên Skype, al-Qahtani chỉ thị cho các đặc vụ "xử lý" nhà báo này và "mang đầu ông ta về". Các nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ và Arab đều khẳng định dữ liệu về cuộc gọi Skype trên hiện thuộc sở hữu của Tổng thống Tayyip Erdogan và ông từ chối chuyển giao bằng chứng quan trọng này cho Mỹ.
Thái tử Arab Saudi bị sốc vì cơn phẫn nộ toàn cầu sau vụ giết nhà báo
Hoàng gia Arab ban đầu bình thản trước tin Khashoggi biến mất, nhưng dần hoảng sợ khi sức ép quốc tế tăng lên.