Giải pháp được nêu trong Hội nghị Logistics Việt Nam lần 2 tại TP HCM sáng 31/10. Theo Bảng xếp hạng của Agility, năm 2023 Việt Nam đứng thứ 10 trên 50 thị trường logistics mới nổi, tăng một bậc so với năm trước. Tốc độ phát triển hàng năm của ngành logistics Việt Nam đạt 14-15%, quy mô 40-42 tỷ USD. Doanh nghiệp logistics tăng nhanh về số lượng, đạt trên 3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25 tập đoàn thế giới đang hoạt động. Dù ghi nhận kết quả tăng trưởng, song toàn ngành vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Theo Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, một trong số những khó khăn là việc cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng logistics như kho hàng, bến bãi, trung tâm logistics chưa đồng bộ. Các bên chưa hình thành được các hành lang vận tải đa phương thức thông suốt, còn thiếu các trung tâm logistics ở vị trí chiến lược, kết nối với hệ thống cảng, sân bay, đường bộ và cơ sở sản xuất. Theo một báo cáo, 70% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng do thiếu thông tin chính xác và kịp thời.
Ngoài ra, doanh nghiệp logistics Việt Nam đang gặp nhiều hạn chế, bao gồm trình độ, kinh nghiệm, vốn và nguồn nhân lực yếu. Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành logistics vẫn thiếu, đặc biệt là nhân sự có trình độ cao và khả năng ứng dụng công nghệ mới trong doanh nghiệp.
"Cần chuyển đổi số để tháo gỡ những khó khăn", Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nói.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp tham gia nêu các đề xuất cải thiện. Điển hình như với ABeam Consulting - doanh nghiệp đến từ Nhật Bản nêu giải pháp công nghệ song sinh kỹ thuật số để tối ưu hóa mạng lưới hậu cần, nổi trội là sử dụng là mô phỏng tuyến logistics.
Theo ông Ryohei Oda, Tổng giám đốc ABeam Consulting Việt Nam, công nghệ này cho phép các công ty trực quan hóa lượng dữ liệu khổng lồ thông qua phân tích do AI thúc đẩy, giúp tăng cường hiệu quả của chuỗi cung ứng. Giải pháp giám sát liên tục giúp các tổ chức triển khai chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) và phản ứng nhanh.
Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp cần thiết kế tuyến đường vận chuyển mới, ABeam Consulting có thể tạo mô hình mô phỏng trên không gian kỹ thuật số trước. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tính toán được số lượng xe tải và nhân lực cần thiết để vận chuyển từ điểm A đến điểm B mà không cần thử nghiệm trực tiếp.
Nếu doanh nghiệp tiến hành thay đổi logistics ngay trong thực tế mà không qua mô phỏng, họ có thể phải đầu tư lại nhiều lần nếu có sai sót. Ngược lại, khi giải pháp tối ưu được xác định trên không gian kỹ thuật số, khách hàng có thể triển khai trong thực tế với chi phí thấp hơn và giảm thiểu rủi ro.
Đây là ví dụ về chuyển đổi số thông qua "bản sao kỹ thuật số" (digital twin), mô phỏng thế giới thực trong không gian số để thử nghiệm các giải pháp logistics trước khi áp dụng thực tế.
Theo ông Bùi Tùng, Quản lý cấp cao, phần mềm giám sát này còn tích hợp khả năng phản ứng linh hoạt với các tình huống phát sinh như tài xế bị ốm đột ngột, tắc đường hoặc sự cố bất ngờ khác. Khi xảy ra sự cố, hệ thống sẽ lập tức đề xuất giải pháp, có thể là điều động phương tiện thay thế hoặc chia nhỏ hàng sang các xe máy để chuyển hàng đến đích, hạn chế tối đa việc gián đoạn hay ảnh hưởng tới thời gian, kế hoạch giao hàng.
Công nghệ quản lý logistics với tính năng thời gian thực giúp doanh nghiệp chủ động xử lý các sự cố phát sinh, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng điều kiện bảo quản, nâng cao hiệu quả và độ tin cậy, phù hợp áp dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Ông Yoshihiro Wake, Trưởng bộ phận phát triển thị trường Quốc Tế, cho biết để làm được điều này, doanh nghiệp sử dụng các công cụ khai thác quy trình (process mining) và khai thác tác vụ (task mining) theo dõi các chỉ số. Với phương pháp này, đơn vị có thể phát hiện mọi KPI trong hệ thống, chẳng hạn như xác định thời gian quay vòng hàng tồn kho. Nếu thời gian quay vòng xấu đi, đơn vị lập tức nhận cảnh báo.
ABeam Consulting đã triển khai cách tiếp cận này cho nhiều công ty tại Việt Nam và Nhật Bản. Giải pháp giúp tăng năng suất hơn 20% bằng việc tập trung vào các quy trình O2C (order to cash) và P2P (procurement to pay) để trực quan hóa các hoạt động.
"Với chi phí lao động tăng dần ở Việt Nam, đây là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics, để giảm phụ thuộc vào lao động thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí", đại diện ABeam Consulting nói.
ABeam Consulting (Việt Nam) được thành lập vào tháng 6 năm 2018. Công ty hiện có hơn 120 chuyên gia tư vấn, bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực SAP, Chiến lược vận hành và các công cụ digital transformation tại Việt Nam. ABeam có văn phòng tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, đang triển khai các dự án cho doanh nghiệp đa quốc gia, phần lớn là các tập đoàn đến từ Nhật bản Châu Âu và cả các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có kinh nghiệm trong cố vấn chuyên về quy trình và công nghệ, bao gồm các giải pháp SAP mới nhất như SAP S/4HANA, C/4HANA, SAP Analytics Cloud, SAP Datasphere, SAP Business Technology Platform (SAP BTP), SAP Ariba và SAP Integrated...
(Nguồn: ABeam Consulting)