Chia sẻ với câu chuyện "Đầu bếp triệu phú không cho con hưởng thụ", nhiều độc giả VnExpress đồng tình với quan điểm để con tự lao động kiếm sống thay vì dành dụm tiền cho con:
Tôi cũng chỉ đầu tư trí tuệ cho con, tài sản thì chưa chắc đã cho. Ngay từ nhỏ phải xác định tự đứng trên đôi chân của mình, tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình vì bố mẹ không bao bọc mãi.
Tài sản lớn nhất của một kiếp người là sự trưởng thành nhân cách của các con, chứ không phải tiền bạc để chúng thừa hưởng. Tôi được nghe một câu thành ngữ rất hay của người Tày, ý là: của thừa kế chỉ là con nước lũ, của cải do hai bàn tay mình làm ra mới là nước nguồn, không bao giờ cạn. Đây thật sự là một triết lý đậm chất nhân văn.
Tôi cũng sẽ làm vậy nếu có con, chỉ hỗ trợ cho con kiến thức và giáo dục, dạy dỗ cách sống tử tế và biết hạnh phúc. Tôi sẽ không cắm đầu kiếm tiền để mong có nhà cho con thừa kế. Con phải tự kiếm sống bằng sức lao động và kiến thức cha mẹ đã cho.
Quan điểm của tôi cũng vậy. Tôi kiếm tiền vì đam mê công việc, không phải vì tiền. Nhu cầu tiêu dùng của tôi giờ cũng không nhiều. Tài sản của tôi chỉ để lại một phần cho các con tôi đầu tư vào học hành, có điểm tựa để phát triển, và có một căn nhà để ở. Tài sản còn lại tôi sẽ cống hiến lại cho xã hội.
Nếu con tôi không nên người thì tôi cũng không để lại tài sản cho con. Tôi sẵn sàng hỗ trợ 1/4 giá trị căn nhà đầu tiên của con tôi.
Phải để các con hiểu ra rằng: đồng tiền không phải từ trên trời rơi xuống? Nuông chiều các con chúng sẽ ỷ lại và tự hại bản thân.
Tôi mua cho con một lô đất làm của hồi môn. Sau này xây như thế nào tùy con. Còn bây giờ, tôi chỉ lo cho con học hết khả năng. Hai vợ chồng già sống nương tựa nhau chứ nhất quyết không ở chung con cháu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.