Hình ảnh học sinh ở Sài Gòn quỳ gối trước cha mẹ trong ngày ra trường đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trên VnExpress. Bên cạnh những độc giả ủng hộ hành động trên, không ít người lại cho rằng hoạt động này mang nặng tính hình thức và nên thực hiện tại nhà thay vì tổ chức nơi công cộng:
Xin lỗi nhưng tôi thấy nó mang tính hình thức, có thể sau hành động này nó kéo theo nhiều vấn đề tốt nữa nhưng thay vì tổ chức như vậy thì mình dạy học sinh cách chăm sóc cha mẹ như thế nào, cha mẹ nuôi con cực khổ ra sao, nổi khổ của cha mẹ là gì. Dạy những cái nhỏ nhỏ thì dần dần giúp con hiểu và gần cha mẹ hơn, biết cách chăm sóc cha mẹ mình, đừng tạo hình thức khi cha mẹ và con cái đôi khi hình thành nên khoảng cách.
Con cái quỳ lạy cha mẹ chẳng có gì sai. Nhưng mà việc đó nên diễn ra tại nhà. Chứ kiểu đồng loạt quỳ lạy theo kịch bản thế này thấy mang tính chất diễn nhiều hơn.
Tôi không muốn con quỳ trước mặt mình, chỉ cần con hiểu được đạo lý và biết phấn đấu thành người tốt và sống vui vẻ hạnh phúc, thích sáng tạo, làm điều con muốn.
Mình thấy ý nghĩa thì được đấy nhưng cách làm tạo ra cảm giác không chân thực, không thực lòng. Những tình cảm kiểu tri ân vậy nên được thể hiện ở nhà, phát giác từ tấm lòng của học sinh thì sẽ đẹp hơn. Nếu dạy học sinh phải biết tri ân cha mẹ, gia đình và thầy cô trong suốt quá trình học tập thì sẽ tốt hơn là cái lễ nghi ở nơi công cộng như vậy.
Nếu thực sự các em được dạy tốt với truyền thống văn hoá của Việt Nam thì con cái chúng ta không cần phải quỳ mới bày tỏ được tình cảm này.
Quỳ gối là hình thức nhưng điều quan trọng (suy nghĩ của tôi) là trong tâm thức các cháu có thực lòng phấn đấu không ngừng để làm đứa con hiếu thảo đúng nghĩa hay không? Theo quan điểm duy vật biện chứng thì hình thức và nội dung bổ sung cho nhau nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là nội dung của vấn đề.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.