Bảo tàng TP HCM (đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM) nằm trên khu đất rộng gần 2 ha. Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp, Alfres Foulhoux, thiết kế được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890.
Trước năm 1975, công trình mang tên dinh Thống đốc, Phó soái nhưng quen thuộc nhất là tên dinh Gia Long. Công trình từng được sử dụng làm Bảo tàng Thương mại rồi thành dinh thự cho thống đốc Nam Kỳ Hoefel.
Bảo tàng TP HCM (đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM) nằm trên khu đất rộng gần 2 ha. Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp, Alfres Foulhoux, thiết kế được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890.
Trước năm 1975, công trình mang tên dinh Thống đốc, Phó soái nhưng quen thuộc nhất là tên dinh Gia Long. Công trình từng được sử dụng làm Bảo tàng Thương mại rồi thành dinh thự cho thống đốc Nam Kỳ Hoefel.
Công trình có hai tầng, rộng hơn 1.700 m2 thiết kế theo phong cách cổ điển - Phục hưng, kết hợp Âu - Á. Mặt tiền mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông.
Công trình có hai tầng, rộng hơn 1.700 m2 thiết kế theo phong cách cổ điển - Phục hưng, kết hợp Âu - Á. Mặt tiền mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông.
Năm 1978, tòa nhà được sử dụng làm bảo tàng cho đến ngày nay. Hiện tại, các nét kiến trúc của công trình gần 130 năm tuổi vẫn còn khá nguyên vẹn.
Năm 1978, tòa nhà được sử dụng làm bảo tàng cho đến ngày nay. Hiện tại, các nét kiến trúc của công trình gần 130 năm tuổi vẫn còn khá nguyên vẹn.
Trong thời gian gần đây, tòa nhà trở thành điểm chụp ảnh hấp dẫn với giới trẻ. Mỗi ngày, đều có nhiều người vào đây tham quan, sáng tác ảnh.
Trong thời gian gần đây, tòa nhà trở thành điểm chụp ảnh hấp dẫn với giới trẻ. Mỗi ngày, đều có nhiều người vào đây tham quan, sáng tác ảnh.
Mức vé vào bảo tàng tham quan là 30.000 đồng một người. Khách có nhu cầu chụp ảnh mua thêm vé chụp 20.000 đồng.
Mức vé vào bảo tàng tham quan là 30.000 đồng một người. Khách có nhu cầu chụp ảnh mua thêm vé chụp 20.000 đồng.
Bốn khu vực chính thu hút du khách chụp hình là phần cổng chính diện, cầu thang chính, sân thượng tầng 2 và hành lang. Với nét kiến trúc cổ điển, nơi nào trong tòa nhà cũng trở thành phông nền sáng tác ảnh.
Bốn khu vực chính thu hút du khách chụp hình là phần cổng chính diện, cầu thang chính, sân thượng tầng 2 và hành lang. Với nét kiến trúc cổ điển, nơi nào trong tòa nhà cũng trở thành phông nền sáng tác ảnh.
Dãy cầu thang gỗ ở cửa chính là góc thường xuyên được giới trẻ chọn chụp ảnh.
Từng nhóm bạn, người mẫu, cô dâu chú rể... đều cố gắng tạo đủ kiểu ảnh độc đáo ở khu vực dẫn lên sân thượng tòa nhà trăm tuổi.
Từng nhóm bạn, người mẫu, cô dâu chú rể... đều cố gắng tạo đủ kiểu ảnh độc đáo ở khu vực dẫn lên sân thượng tòa nhà trăm tuổi.
Dãy hành lang dài với những khung cửa sổ gỗ mang đậm nét kiến trúc của châu Âu.
"Mình thấy trên mạng nhiều người chụp ảnh ở đây nên cùng nhóm bạn tới tham quan. Tòa nhà này có kiến trúc rất đẹp, yên tĩnh và cổ kính. Các góc trong công trình đều có thể tạo nên những khung hình đẹp", Phương Thảo (22 tuổi) cho biết.
"Mình thấy trên mạng nhiều người chụp ảnh ở đây nên cùng nhóm bạn tới tham quan. Tòa nhà này có kiến trúc rất đẹp, yên tĩnh và cổ kính. Các góc trong công trình đều có thể tạo nên những khung hình đẹp", Phương Thảo (22 tuổi) cho biết.
Nhóm bạn của Minh Ngọc dành cả buổi chiều, thay phiên chụp ảnh cho nhau ở mọi ngóc ngách.
Nhiều cô dâu, chú rể chọn tòa nhà làm điểm lưu lại khoảnh khắc lứa đôi. Tuy nhiên, để vào bên trong họ phải mua vé 400.000 đồng cho cả ê-kíp. Bảo tàng mở cửa từ 7h30 đến 18h mỗi ngày.
Nhiều cô dâu, chú rể chọn tòa nhà làm điểm lưu lại khoảnh khắc lứa đôi. Tuy nhiên, để vào bên trong họ phải mua vé 400.000 đồng cho cả ê-kíp. Bảo tàng mở cửa từ 7h30 đến 18h mỗi ngày.
Quỳnh Trần
- Tòa nhà hơn 150 năm tuổi có hàng nghìn cổ vật ở Sài Gòn
- Những hàng cây có tuổi hơn một đời người giữa lòng Sài Gòn