Vùng biển Vân Đồn được đặc biệt coi trọng vì có vị trí xung yếu trên đường hải vận Trung Quốc - Việt Nam kéo dài xuống Đông Nam Á. Chính vì vậy, nơi đây sớm trở thành trung tâm của con đường giao lưu kinh tế, văn hóa từ Bắc vào Nam.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, năm 1149, để đáp ứng nhu cầu trao đổi, buôn bán sản vật với thương nhân nước ngoài, vua Lý Anh Tông cho thành lập trang Vân Đồn. Đây cũng là thương cảng biển đầu tiên của Việt Nam trong giao thương với các nước khu vực Đông Á và thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia...
Sau khi được thành lập, Vân Đồn nổi lên là trung tâm mậu dịch và bang giao nổi tiếng trong khu vực. Từ cảng Vân Đồn, sứ của Đại Việt được đem tới bán tại Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, thậm chí đến tận vùng Đông Âu.
Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt 3 triều đại là Lý, Trần, Hậu Lê (Lê sơ) rồi suy thoái và bị lãng quên dưới thời nhà Mạc.
Năm 2003, khu di tích thương cảng Vân Đồn được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia.
Tú Linh (Tổng hợp)