Mạc Cửu hay Mạc Kính Cửu (1655-1735) là thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ 18.
Mạc Cửu gốc ở xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) sống vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680). Không thần phục nhà Thanh, năm 1671, ông mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu với khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, phái đoàn đổ bộ lên vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Tiêu điểm trong chiến lược kinh tế của Mạc Cửu là đẩy mạnh thương mại, xây dựng thương cảng, thực thi chính sách thu thuế hàng hóa nhẹ. Hà Tiên từng là một trong những trung tâm thương mại nhộn nhịp ở khu vực lúc bấy giờ.

Đền thờ nhà họ Mạc ở Kiên Giang. Ảnh: Wikipedia
Khi Mạc Cửu qua đời, con trai ông, Mạc Thiên Tứ (1708-1780) nối nghiệp cha mở mang đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ, còn gọi là Mạc Thiên Tích được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Ông đã giúp chúa Nguyễn phòng giữ vùng Hà Tiên khỏi sự xâm lăng của Thái Lan, Chân Lạp và những nhóm cướp biển, mở mang kinh tế vùng này.
Tổ chức địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang từ thế kỷ 19 đến năm trước năm 1975 nhiều lần được chia tách, sáp nhập với các địa danh Kiên Giang, Rạch Giá, Hà Tiên.
Câu 3: Tỉnh Kiên Giang hiện có mấy thành phố?