Trong đất liền, Bạc Liêu giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. Phía Đông Nam, tỉnh này giáp Biển Đông với bờ biển dài hơn 56 km. Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi núi; cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt.
Về hành chính, tỉnh được chia thành TP Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi, Đông Hải và Hòa Bình. Dân số Bạc Liêu gần 900.000 người, trong đó đông nhất là người Kinh, Hoa và Khmer.
Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, vùng đất Bạc Liêu đã hình thành trên 200 năm. Do điều kiện đất đai và cấu tạo dân cư buổi đầu, Bạc Liêu không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Dân cư ở đây không hình thành từ lũy tre làng, cha truyền con nối mà đa số là dân xiêu tán, nghèo khổ, tha phương cầu thực. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng.
Người Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen nhau, luôn tương trợ, đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích "làm ăn lớn". Phong cách ứng xử người dân Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, bộc trực, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.
Câu 3: "Dạ cổ hoài lang" một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam, được ra đời ở Bạc Liêu. Tác giả bài ca này là ai?