Gia Lai là một tỉnh miền núi ở Bắc Tây Nguyên, rộng hơn 15.510 km2 với độ cao 700-800m so với mực nước biển. Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum; phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk; phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới; phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc địa khối Kon Tum. Địa hình tỉnh này chia thành ba dạng chính là đồi núi, cao nguyên và thung lũng.
Trong đó, cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai với hai cao nguyên lớn là Kon Hà Nừng và Pleiku. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Biển Hồ ở TP Pleiku, Gia Lai. Ảnh: Phan Nguyên
Nguồn gốc tên gọi Gia Lai bắt nguồn từ chữ Jarai (còn gọi là Jơrai, Gia Rai) là tên gọi của một cộng đồng dân cư bản địa có số dân đông nhất khu vực.
Dân số Gia Lai hơn 1,5 triệu người (2019), trong đó người Kinh chiếm khoảng một nửa, còn lại là người Jarai, Ba Na, Xê Đăng...
Tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm TP Pleiku, thị xã An Khê, Ayun Pa và 14 huyện. Hồ T'Nưng, hay còn gọi Biển Hồ, là hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc TP Pleiku. Đây là là một thắng cảnh của Gia Lai, thu hút đông khách du lịch.
Gia Lai là tỉnh rộng nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên, gồm Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
Câu 2: Tỉnh nào rộng nhất Bắc Bộ?