Tây Nam Bộ (vùng đồng bằng sông Cửu Long) gồm 13 tỉnh, thành: TP Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Theo Niên giám thống kê 2020 của Tổng cục Thống kê, Tây Nam Bộ có diện tích hơn 40.000 km2 với dân số hơn 17,3 triệu người. Trong đó, địa phương đông dân nhất là An Giang với hơn 1,9 triệu người; chủ yếu là người Kinh, Khmer, Chăm và Hoa.
Tỉnh An Giang rộng hơn 3.536 km2, đứng thứ tư về diện tích ở Tây Nam Bộ, sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An. Phía Đông tỉnh An Giang giáp Đồng Tháp; phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km; phía Tây Nam giáp Kiên Giang; phía Nam giáp Cần Thơ.
Theo Cổng thông tin điện tử An Giang, người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, một số nhóm người Việt gốc miền Trung vào đây từ rất lâu.
An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh An Giang bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại tái lập, tồn tại từ cuối năm 1956 cho đến ngày nay.
Câu 2: An Giang hiện có thành phố nào?