Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Phía Bắc tỉnh giáp Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đăk Nông; phía Tây giáp Campuchia.
Tỉnh Đăk Lăk rộng hơn 13.000 km2 với 2,1 triệu dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Đăk Lăk, tỉnh này hiện có 49 dân tộc đang cư trú trên địa bàn. Trong đó, người Kinh đông nhất với 70% dân số; tiếp đó là người Êđê 18%, người Nùng 4%, người Tày hơn 2%, người Mông hơn 2,1%.

Voi chở du khách ở hồ Lăk, Đăk Lăk. Ảnh: Ngọc Thành
Sự đa dạng trong cộng đồng dân cư mang đến cho Đăk Lăk những giá trị văn hóa phong phú. Địa phương này được xem là "cái nôi" của nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Êđê, M'nông, Gia Rai như: lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu, đua voi mùa xuân.
Những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá của nơi này như kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; những bản trường ca Tây Nguyên. Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà Đăk Lăk là một trong năm địa phương có, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Câu 2: Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là gì?