Ninh Thuận hiện có TP Phan Rang - Tháp Chàm và sáu huyện Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam. Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở Ninh Thuận có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác.
Từ năm 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thị xã thứ hai của Thuận Hải, sau thị xã Phan Thiết.
Năm 1992, Thuận Hải được tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập với tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
Theo tài liệu lịch sử, địa danh Phan Rang xuất phát từ địa danh người Chăm gọi là Pangdarang hay Pandaran. Từ thế kỷ 15 về sau, trong nhiều sách, bản đồ cổ ghi địa danh này là Bang Đô Lang, Bang Đồ Long, Phan Lung, Phan Lang, Man Rang, Ran Ran.
Từ điển Việt - Chăm (Inưlang Piêt - Chăm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996) ghi địa danh Phan Rang là "Phun Darang, Pang Darang".
Trước năm 1948, toàn tỉnh Ninh Thuận chia thành 5 vùng hành chính để điều hành chống Pháp. Tháng 8/ 1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Địa danh ghép Phan Rang - Tháp Chàm chính thức biết đến từ đó.
Câu 4: Loại trái cây nào được trồng nhiều và trở thành đặc trưng của Ninh Thuận?