Ngày 24/4, tại Tuyên Quang diễn ra Hội nghị giao ban "Hai không" lần 3 năm học 2007-2008 của 15 Sở GD&ĐT khu vực miền núi phía Bắc".
Thống kê cho thấy, các tỉnh trong vùng đều xảy ra hiện tượng học sinh bỏ học, với tổng số khoảng 37.500 em (tiểu học 10.400 em, THCS gần 13.000 em và THPT hơn 14.000 em). Trong đó, Hà Giang dẫn đầu với hơn 8.200 em, Lai Châu gần 8.000 em, Tuyên Quang hơn 4.600 em... và ít nhất là Bắc Kạn với hơn 700 em.
Nguyên nhân khiến các em bỏ học, chủ yếu là do gia đình khó khăn, học sinh phải đi làm thêm phụ giúp cha mẹ, học sinh yếu kém sinh tâm lý chán nản, nội dung và chương trình sách giáo khoa còn quá tải đối với học sinh, chưa phù hợp vùng miền...
Trời rét, học sinh huyện Mường Nhé (Điện Biên) đi chân đất, học trong những phòng học tranh tre. Ảnh: H.V. |
Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh, đối với địa phương này, việc trẻ bỏ học một phần do năm nay đúng vào dịp Tết, rét kéo dài nên học sinh gia đình nghèo phải nghỉ ở nhà kiếm sống. Ngoài ra, còn có nguyên do nhiều em học yếu tỏ ra chán nản học tập trong khi hoạt động ở lại trường không hấp dẫn các em.
Để giải quyết tình trạng này, ông Ninh đề nghị ôn tập cho các em học yếu ngay từ đầu năm học bởi chỉ có tập trung vào kiến thức mới có thể giúp các em tự tin hơn. Ngoài ra, ông Ninh cũng mong đề thi tốt nghiệp cần có sự phân hóa để phù hợp với học sinh, những em trung bình có thể làm được 5-6 điểm.
Còn Phó giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái Nông Thị Bích Hà cho rằng, hoàn cảnh kinh tế cũng là nguyên nhân khiến trẻ bỏ học.
"Phải đứng trong hoàn cảnh gia đình các em thì mới thấy học để làm gì, bởi nhiều em nhà chẳng có cái gì đáng giá 10.000 đồng. Đây là lý do khiến các em học yếu dễ sinh chán nản", bà Hà lập luận.
Sau giờ học, nhiều học sinh THCS ở Điện Biên phải đan lưới đánh cá cải thiện bữa ăn. Ảnh: H.V. |
Đau đầu với tình trạng học sinh bỏ học, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang Đoàn Văn Ninh, cũng thừa nhận thực trạng, hiện nhiều giáo viên của tỉnh có tư tưởng dạy theo kiểu làm công ăn lương, còn các em lớp 12 kiến thức chỉ ngang học sinh lớp 5. Đây chính là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục địa phương này vẫn "lẹt đẹt".
Đồng tình với quan điểm trên, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu Hoàng Đức Minh nêu thực trạng buồn ở địa phương: "Học sinh bỏ học cũng do giáo viên. Ở Lai Châu, không tổ chức thi tuyển, ai có nhu cầu đều được lên dạy. Nhiều người không phải lên để dạy học mà là để có chỗ trú chân, vài ba năm về miền xuôi. Điều này khiến giáo viên dạy kém, học sinh chán nản".
Ông Minh cho biết, hiện trường nội trú dân nuôi ở tỉnh chủ yếu là do tự phát. Học sinh tự làm lán trọ, tự nấu nướng, sinh hoạt hằng ngày... Đi học khó khăn là vậy, song đầu ra đối với những học sinh miền núi này lại chẳng dễ dàng chút nào bởi những em học nội trú tỉnh, huyện, không đỗ đại học là về nhà.
"Lẽ ra học sinh đã đào tạo ở cấp huyện phải về cấp tỉnh hết để học tiếp, nhưng do chỉ tiêu của các trường cấp tỉnh có hạn nên 80% học sinh học xong THCS lại về địa phương mà chẳng biết làm gì", ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên băn khoăn.
Trong khi đó, lãnh đạo một số tỉnh cho rằng cần có nhiều bộ sách giáo khoa phù hợp với vùng miền bởi nếu tiếp tục sử dụng một bộ sách dùng chung như hiện nay, những em học yếu tiếp thu ngày càng kém.
STT |
Sở GD |
Tiểu học |
THCS |
THPT |
GDTX |
Tổng |
1 |
Bắc Giang |
0 |
692 |
1378 |
260 |
2.330 |
2 |
Bắc Kạn |
57 |
244 |
223 |
205 |
729 |
3 |
Cao Bằng |
750 |
518 |
318 |
254 |
1.840 |
4 |
Điện Biên |
179 |
259 |
705 |
|
1.143 |
5 |
Hà Giang |
3.724 |
2.958 |
850 |
756 |
8.238 |
6 |
Hòa Bình |
4 |
789 |
1.117 |
453 |
2.363 |
7 |
Lai Châu |
4.869 |
2.292 |
425 |
298 |
7.884 |
8 |
Lào Cai |
50 |
341 |
776 |
473 |
1.640 |
9 |
Lạng Sơn |
82 |
545 |
459 |
371 |
1.457 |
10 |
Tuyên Quang |
18 |
1.156 |
3.263 |
198 |
4.635 |
11 |
Thái Nguyên |
23 |
561 |
524 |
|
1.108 |
12 |
Quảng Ninh |
49 |
612 |
849 |
376 |
1.886 |
13 |
Sơn La |
280 |
655 |
1.495 |
|
2.430 |
14 |
Phú Thọ |
0 |
218 |
556 |
110 |
884 |
15 |
Yên Bái |
318 |
1.079 |
1.275 |
350 |
3.022 |
Nguồn: Bộ GD&ĐT |
Tiến Dũng