Ông Vũ Xuân Bằng, Phó ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. |
Bạn đọc gửi câu hỏi về doisong@vnexpress.net.
Theo nhiều chuyên gia, đợt điều chỉnh này thực chất là mới chỉ "bù lỗ" phần nào cho các bệnh viện mà hoạt động chính là khám chữa bệnh bằng bảo hiểm (như các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện).
Giá các dịch vụ y tế tăng sẽ kích thích người dân mua bảo hiểm y tế (vì khi đó đi khám dịch vụ sẽ tốn kém hơn), đồng thời khuyến khích người dân khám đúng tuyến (để giảm chi phí phát sinh), chống quá tải bệnh viện tuyến trên.
Nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những người dân không mua bảo hiểm, hoặc người nghèo, người thuộc diện gia đình chính sách vẫn duy trì đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đợt điều chỉnh này nhắm vào giá các dịch vụ y tế ban hành năm 1995 và một số dịch vụ ban hành năm 2006. Cụ thể, sẽ tăng giá hơn 400 dịch vụ y tế (thay vì con số 350 như đề xuất ban đầu), do có thêm một số kỹ thuật mới chưa từng có trong danh mục được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
Chẳng hạn, giá một lần khám bệnh sẽ nâng từ 3.000 đồng lên tối đa 20.000 đồng, giảm gần 50% so với đề xuất ban đầu.
ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế). |
Chi phí môt ca đỡ đẻ thường sẽ tăng từ 50.000 đến 150.000 đồng hiện nay lên mức 480.000-525.000 đồng.
Chi phí chạy thận nhân tạo cũng sẽ tăng lên mức 430.000-460.000 đồng (thay cho giá cũ là 150.000-300.000 đồng)...
Từ giữa năm 2010, Bộ Y tế đã rục rịch xây dựng dự thảo tăng giá viện phí. Mức tăng đề xuất từ 2 đến 10 lần, cá biệt có dịch vụ tăng đến 20 lần, khiến không ít người sửng sốt. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn luận, thẩm định giá, liên bộ đã đưa ra dự thảo viện phí mới, được cho là "mềm" hơn so với đề xuất ban đầu.
Hai chuyên gia Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) và ông Vũ Xuân Bằng, Phó ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sẽ trả lời các thắc mắc của độc giả vào 9h30 sáng 24/2.
Đời sống