"Con tàu này là biểu tượng cho khả năng mới của chúng ta về phòng thủ, bảo vệ, thậm chí chiến đấu vì lợi ích quốc gia khi cần thiết"", ông Aquino nói khi tàu chiến Gregorio del Pilar lớp Hamilton thả neo tại vịnh Manila.
Philippines tháng trước cho biết họ mua tàu này để "bảo vệ chủ quyền và các hoạt động khai thác dầu khí". Tổng thống Aquino tuyên bố hạm đội của quốc đảo sẽ "không chỉ dừng ở con tàu này".
Hải quân Philippines trên boong tàu chiến Gregorio del Pilar tại Manila. Ảnh: AFP |
Tàu Gregorio del Pilar được đặt theo tên một vị anh hùng của người Philippines. Đây vốn là tuần tra bờ biển của Mỹ, dài 115 m, có khả năng hoạt động trong điều kiện bất lợi và sẽ thay thế một tàu chiến Philippines từ thời Thế chiến II với vai trò soái hạm.
Con tàu với hai tuabin 1.800 mã lực có thể đạt tới tốc độ 52 km/giờ. Tàu chạy bằng động cơ diesel kết hợp với tuabin gas, có một bãi đáp trực thăng và nhiều phương tiện khác để hỗ trợ hoạt động của trực thăng. Đây là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Philippines nhưng trên thực tế, con tàu đã phục vụ trong lực lượng của Mỹ từ cách đây hơn 45 năm.
Philippines đạt được hợp đồng mua Gregorio del Pilar hồi đầu năm nay, trước những căng thẳng đang leo thang ở biển Đông. Kể từ đó, Mỹ hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho đảo quốc châu Á. Hải quân Philippines hiện có một đội gần 80 tàu chiến đã xuống cấp để bảo vệ bờ biển và lợi ích hàng hải.
Tàu Gregorio del Pilar khởi hành từ Mỹ tháng trước, sau khi hai bên đạt thỏa thuận mua bán.
Ngân sách quân sự của Philippines là khoảng 2,5 tỷ USD, chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí quốc phòng 90 tỷ USD mà Trung Quốc công bố. Ông Aquino sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc vào tuần tới.
Anh Ngọc