![]() |
Năm 1995, hơn 200 đô thị Trung Quốc bắt đầu thực hiện cấm pháo - với lý do pháo gây nguy hiểm, ồn ào, ô nhiễm. Từ đó trở đi, tiếng pháo trong đêm giao thừa ở các thành phố biến mất. Tuy nhiên, năm nay 106 thành phố, trong đó có Thượng Hải, đã cho phép khôi phục truyền thống này nhằm mang lại không khí tết, tờ Southern Daily cho biết. Tại Bắc Kinh, lệnh cấm pháo vẫn còn hiệu lực. Trước tết, các thuê bao điện thoại di động nhận được tin nhắc nhắc nhở về lệnh cấm, biển cấm pháo được treo trên hầu hết các phố trong nội thành. Tuy vậy, pháo vẫn nỗ thường xuyên trong đêm giao thừa và những ngày tết. "Ký ức tuổi thơ vẫn còn rõ trong tôi, và tôi không thể không đốt pháo để mừng ngày gia đình sum họp, và đặc biệt là để làm cho con trai tôi thấy vui", Wang Xiaohui, 37, luật sư làm việc ở Bắc Kinh nói. Một số người dân Trung Quốc cũng có ý nghĩ tương tự. "Đốt pháo đúng là nguy hiểm, nhưng chúng ta không thể cứ thấy cái gì nguy hiểm là cấm - chúng ta không thể cấm xe cộ đi lại vì muốn ngăn ngừa tai nạn giao thông", Zhang Zhongli, một luật sư của hãng Beijing Jiacheng Law Firm, nói. Đốt pháo trong dịp tết, đặc biệt vào khoảnh khắc giao thừa, là truyền thống lâu đời ở Trung Quốc, với niềm tin rằng tiếng pháo sẽ ngăn cản những điều xấu trong năm mới. T. Huyền (theo AFP, Xinhua) |