
Tại Đà Nẵng trưa 25/4, trên tàu USS Safeguard (T-ARS 50) đã diễn ra huấn luyện cấp cứu y tế khẩn cấp dành cho thợ lặn với tình huống một thợ lặn bị nạn dưới độ sâu 20m, chịu áp suất lớn. Ngay lập tức một thợ lặn khác được điều động xuống ứng cứu.
![]() |
Nạn nhân được tìm thấy và được đưa lên khỏi mặt nước bằng một sợi dây cứu hộ buộc giữa nạn nhân và thợ lặn còn lại. |
![]() |
Sau đó các bác sĩ trên tàu sơ cứu khẩn cấp, kiểm tra tim mạch của nạn nhân. Các thao tác được thực hiện nhanh gọn trong vòng chưa đầy 1 phút. Biết nạn nhân chịu áp suất lớn, lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng cho thở oxi. |

Và dùng cáng đưa vào buồng tăng áp để phục hồi thể trạng.
![]() |
Ngoài hai bác sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong buồng tăng áp, các bác sĩ ở ngoài điều khiển các thông số kỹ thuật của buồng để cứu sống thợ lặn gặp nạn. Tham gia khóa huấn luyện này có 12 bác sĩ Việt Nam. |
![]() |
Trên tàu khu trục USS Chafee (DDG 90), 5 sĩ quan của Hải quân Việt Nam đã chứng kiến phần biểu diễn kiểm soát thảm họa của thủy thủ Mỹ bằng việc nghe giới thiệu về các thiết bị cứu hộ của hải quân Mỹ. Họ hướng dẫn sử dụng trang phục tự kiểm soát đường thở (SCBA), phục vụ cho công việc cứu hỏa, ngạt khói, trời nắng gắt... Sau khi giới thiệu về công dụng cũng như cách sử dụng, hải quân Mỹ mặc áo hoặt đội mũ làm mẫu. |

Thiết bị và dụng cụ cắt PECU có thể cắt đứt ống sắt dày trong vòng chưa đầy 10 giây.
![]() |
Trong đó một sĩ quan của hải quân Việt Nam đã thực hành với dụng cụ cắt PECU và tỏ ra hài lòng với kỹ thuật mới này. |

Khóa huấn luyện kết thúc bằng các dụng cụ thiết bị dùng để ngăn chặn ngập nước và lụt lội trên tàu. Hải quân Mỹ dùng một máy bơm nước có hai ống, một ống hút nước từ nơi bị ngập…Ống còn lại được bắt thẳng xuống biển để xả nước. Điều đặc biệt là máy hút nước có công suất lớn này không tạo ra khói nên hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nguyễn Đông