Ảnh: HP. |
Máy nghe nhạc đang dần dần trở thành một trong những thiết bị không thể thiếu đối với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nó mới chỉ là phần nổi của bức tranh nhạc số năm tới, phần chìm là những gì khó nắm bắt nhất, nhưng lại sôi động nhất.
*MTV, Microsoft hợp tác kinh doanh nhạc số |
*Chưa dứt nạn download nhạc bất hợp pháp |
*Nhạc số trở lại web |
Năm vừa qua là một năm hỗn độn của thị trường nhạc số. Một mặt, các hãng nhạc đã giành được quyền kinh doanh nhạc hợp pháp, mặt khác chính các hãng này lại thất bại trong việc chống xâm phạm bản quyền. Việc này được đưa ra sau vụ Sony BMG gài chương trình XCP vào đĩa CD. Chương trình này sử dụng công nghệ giống như virus ẩn mình trên máy tính.
Wayne Rosso, Giám đốc dịch vụ Mashboxx và nguyên Giám đốc của dịch vụ chia sẻ Grokster, cho biết việc báo chí làm rùm beng vụ Sony BMG có thể sẽ khai tử cho DRM, phần mềm quản lý nhạc số hợp pháp (Digital Rights Management).
DRM là cơ chế sử dụng trên đĩa CD hay trên các file audio điều khiển việc sử dụng media của người dùng. DRM sẽ hạn chế lượt download bài hát và lượt ghi một bài hát thành đĩa CD.
Ảnh: Rhapsody. |
Cuộc chiến định dạng nhạc số sẽ còn quyết liệt. Mặc dù nhạc hợp pháp đang dùng mọi biện pháp từ giám giá đến dùng các phương tiện thông tin để nâng cao nhận thức của người dùng nhằm đánh bật nhạc lậu, thế nhưng hiệu số bàn thắng thua vẫn là 1:3. Phần thắng tạm thời nghiêng về nhạc lậu.
*EA nhòm ngó thị trường âm nhạc |
*Dịch vụ nhạc số mác Samsung |
*Dịch vụ nhạc số của Sprint |
Ông Rosso cũng hùng hồn phát biểu rằng, năm 2006, các hãng đĩa hát sẽ chuyển sang kinh doanh định dạng MP3. Mặc dù định dạng này được hỗ trợ bởi phần lớn máy nghe nhạc trên thị trường, kể cả iPod, nhưng MP3 lại là tương đối khó kiểm soát một khi đã được download vào máy.
Mark Mulligan, nhà phân tích về âm nhạc của công ty nghiên cứu Jupiter thì cho rằng, thị trường âm nhạc cần xét đến ý tưởng free music nếu họ muốn thu hút sự chú ý của thế hệ những người nghe nhạc mới. Nếu không, những người này sẽ chuyển sang dùng file nhạc chia sẻ.
Tuy nhiên, sự thật là thị trường nhạc số mà tính phí như trên thì còn lâu mới có thể cất cánh được. Theo một nghiên cứu gần đây của Napster, người nào sử dụng máy nghe nhạc cũng muốn chứa nhạc cho đầy bộ nhớ. Tuy nhiên, chưa đến một nửa số nhạc đó là nhạc download hợp pháp, 66% còn lại là nhạc nén từ các đĩa CD.
Thanh Vân (theo BBC)