Để kiểm tra khả năng khử nhiễu của phiên bản không gương lật mới nhất V1 của Nikon, hai máy đối chứng là Canon PowerShot S100 và Panasonic Lumix G3 được sử dụng với các thiết lập chụp JPEG chất lượng cao nhất ở từng mức ISO.
Cả ba máy ảnh đều được để ở chế độ ống kính cho chất lượng ảnh sắc nét nhất, theo đó, trên S100 là f/4 và trên hai phiên bản còn lại là f/5.6. Hai phiên bản của Nikon và Panasonic đều là máy ảnh thay ống kính với các ống kit lần lượt là 10 – 30mm và 14 – 42mm, trong khi trên S100 là ống kính liền. Tuy nhiên, tất cả đều được chỉnh về cùng một góc nhìn. Do Nikon chụp với tỷ lệ rộng hơn 3:2 một chút nên khi cúp, ảnh sẽ được cắt theo tỷ lệ 4:3 tính từ trung tâm để giống với hai phiên bản còn lại. Thêm vào đó, do Nikon V1 có độ phân giải ảnh thấp nhất nên khi phóng to cùng mức 1:1, ảnh trên V1 sẽ có vùng hiển thị nhiều hơn hai phiên bản còn lại.
Có thể nhận thấy ngay sự khác nhau rõ rệt giữa ba phiên bản với ba phong cách xử lý khác nhau. Ảnh trên Canon S100 trông hơi mờ nhẹ, trong khi Panasonic G3 có tông màu hơi ấm hơn.
Nikon V1 |
Canon S100 |
Panasonic G3 |
ISO 100 | ISO 100 | ISO 160 |
Không tính đến các kiểu xử lý khác nhau này, ở mức ISO 100, Nikon V1 vẫn hơi bị nhiễu dù ảnh trông sắc nét và dễ chịu hơn so với Canon S100. Trong khi đó, ở mức ISO này, ảnh trên Panasonic có thể nói là sạch sẽ và chi tiết nhất.
Nikon V1 | Canon S100 | Panasonic G3 |
ISO 200 | ISO 200 | ISO 200 |
Ở mức ISO 200, cả ba máy vẫn theo xu hướng như ở ISO 100. Tăng lên ISO 400, nền nhiễu đã trở nên rõ rệt trên V1 trong khi tiếp tục được duy trì tối thiểu ở S100. G3 ngược lại vẫn duy trì được chất lượng ảnh khá nhất.
Nikon V1 |
Canon S100 |
Panasonic G3 |
ISO 800 | ISO 800 | ISO 800 |
Ở ISO 800, V1 vẫn tiếp nối đặc tính như với ISO 400 với nhiễu nền khá rõ rệt, còn S100 dù xử lý nhiễu nền tốt nhưng cũng chính vì thế mà ảnh bắt đầu mờ hơn. Nhiễu trên G3 cũng bắt đầu hiện diện nhưng độ “sạch sẽ” của ảnh vẫn rất ấn tượng so với hai phiên bản còn lại.
Nikon V1 |
Canon S100 |
Panasonic G3 |
ISO 1600 | ISO 1600 | ISO 1600 |
Ở mức ISO 1600, nhiễu trên V1 và G3 tăng rõ rệt dù vẫn chấp nhận được. Còn S100 do xử lý nhiễu khá mạnh nên khi giảm được nhiễu thì độ chi tiết và độ bão hòa màu vì thế cũng bị giảm đi nhiều.
Nikon V1 |
Canon S100 |
Panasonic G3 |
ISO 3200 | ISO 3200 | ISO 3200 |
Với ISO 3200 thì nhiễu trên V1 bắt đầu dày đặc. G3 cũng chịu cảnh tương tự nhưng vẫn duy trì được độ chi tiết tốt hơn, trong khi đó, chất lượng của ảnh trên S100 đã xuống dốc trầm trọng.
Nikon V1 |
Canon S100 |
Panasonic G3 |
ISO 6400 | ISO 6400 | ISO 6400 |
Lên đến ISO 6400, chất lượng ảnh trên cả ba phiên bản đều trở nên tồi tệ, nhưng có thể nói G3 vẫn trội hơn hai phiên bản còn lại, tiếp đến là V1 và sau chót là S100.
Qua khả năng khử nhiễu này, có thể khẳng định lý thuyết truyền thống cho rằng cảm biến càng lớn khả năng bắt sáng càng tốt vẫn đúng, thể hiện ở kiểm soát nhiễu tốt hơn với thứ tự lần lượt là G3, V1 và S100.
Thêm vào đó, có thể thấy rõ hơn cách tiếp cận của Nikon về khả năng khử nhiễu trên dòng thay ống kính không gương lật của mình, đó là thà bị nhiễu ngay từ ISO 200 nhưng ít nhất độ sắc nét và chi tiếp của bức ảnh trên toàn dải ISO luôn được duy trì. Cảm biến kích cỡ CX của Nikon cũng cho thấy có chất lượng hơn hẳn so với dòng du lịch cảm biến nhỏ, kể cả với đại diện cao cấp nhất là S100. Mặc dù vậy, nếu muốn chất lượng ảnh tốt hơn, khả năng khử nhiễu tốt khi chụp ISO cao, các dòng máy thay ống kính có cảm biến lớn hơn CX như định dạng Micro Four Third hay NEX của Sony vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu.
Nguyễn Hà