Tập đoàn ngân hàng và dịch vụ tài chính UBS vừa công bố báo cáo "So sánh sức mua trên toàn cầu" 2012, dựa trên giỏ hàng gồm 122 sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Báo cáo được phát hành định kì 3 năm một lần.
Trong đó, tiền ăn được tính dựa trên 39 loại thực phẩm thường dùng, giá tủ quần áo được tập hợp từ các cửa hàng bách hoá lớn. Các chi phí dịch vụ bao gồm 27 loại, từ tiền thuê người giúp việc, tiền ăn ngoài tiệm, tiền cắt tóc cho đến hoá đơn điện thoại, internet. Tiền thuê nhà tính theo giá hộ gia đình có thu nhập trung bình. Một chiếc tủ dành cho cặp vợ chồng bao gồm trang phục cần thiết cho cả hai như giày dép, quần áo mặc nhà, dạo chơi, đi làm. Giá tổng hợp từ các siêu thị lớn đang bày bán sản phẩm tương tự.
Dưới đây là 20 nước có giá sinh hoạt đắt nhất thế giới. Vị trí của các thành phố trong danh sách xếp theo mức giá tiêu dùng, với New York làm chuẩn là 100 điểm, điểm càng cao cho thấy chi phí nơi đó càng đắt đỏ.
1. Thành phố Oslo (Na Uy) - 116 điểm
Tiền thực phẩm hằng tháng: 599 USD. |
2. Thành phố Zurich (Thụy Sĩ) - 110,1 điểm
Tiền thực phẩm hằng tháng: 704 USD. |
3. Thành phố Tokyo (Nhật Bản) - 108,9 điểm
Tiền thực phẩm hằng tháng: 927 USD. Giá tủ quần áo cho cặp đôi: 3.100 USD. Chi phí dịch vụ: 930 USD. Tiền thuê nhà trung bình hằng tháng: 1.630 USD. |
4. Thành phố Geneva (Thụy Sĩ) - 106,5 điểm
Tiền thực phẩm mỗi tháng: 714 USD. |
5. Thành phố Copenhagen (Đan Mạch) - 100,9 điểm
Tiền thực phẩm mỗi tháng: 552 USD. |
6. Thành phố New York (Mỹ) - 100 điểm
Tiền thực phẩm mỗi tháng: 552 USD. |
7. Thành phố Luxembourgh (Luxembourgh) - 94,4 điểm
Tiền thực phẩm mỗi tháng: 525 USD. |
8. Thành phố Stockholm (Thụy Điển) - 91,9 điểm
Tiền thực phẩm hằng tháng: 553 USD. |
9. Thành phố Caracas (Venezuela) - 91 điểm
Tiền thực phẩm mỗi tháng: 689 USD. |
10. Thành phố London (Anh) - 87,3 điểm
Tiền thực phẩm mỗi tháng: 436 USD. |
Kim Ngân