Thiệu Mưu đòi bồi thường 1 tỷ nhân dân tệ (gần 2.800 tỷ đồng). Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Bắc Kinh không thụ lý đơn kiện của Châu Thiệu Mưu (Zhou Shaomou) vì "thiếu chứng cứ xác đáng".
Theo Châu Thiệu Mưu, phim Avatar có đến 80% nội dung trùng khớp với cuốn tiểu thuyết The Legend of Blue Raven (Truyền thuyết về con quạ xanh) của ông, trên nhiều phương diện như cho tiết, bối cảnh, quan hệ nhân vật… Truyền thuyết về con quạ xanh được Thiệu Mưu hoàn thành năm 1997 và đã đăng tải trên một số trang mạng như Sina, NetEase… từ năm 2000.
Một cảnh trong "Avatar". Ảnh: 20th Century Fox. |
"Tiểu thuyết của tôi kể về hành trình vĩ đại của 6 nhà du hành vũ trụ tới một hành tinh xa xôi - nơi trú ngụ của những sinh vật có làn da xanh. Trong sách, chuyến đi của họ kéo dài mất 6 năm, còn trong phim của Cameron, hành trình đó rút lại còn 5 năm, 9 tháng và 22 ngày. Tôi rất sốc khi lần đầu tiên xem phim. Chúng quá giống nhau", Châu Thiệu Mưu nói.
Ông Châu mất 7 năm trời để hoàn thành cuốn sách và đã ký hợp đồng xuất bản trên mạng. Chia sẻ với Sky News, nhà văn cho biết, ông sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ bản quyền tác phẩm của mình: "Tôi là một người vô danh ở Trung Quốc, nhưng tôi kiên quyết bảo vệ quyền tác giả của mình. Phải hơn 10 triệu người đã đọc sách tôi trên Internet. Chẳng ai ủng hộ tôi. Rất nhiều người đã đặt câu hỏi, rằng tại sao một người nổi tiếng như Cameron lại đi ăn cắp một tác phẩm vô danh, của một tác giả không ai biết đến. Tôi rất muốn chứng tỏ cho họ thấy rằng: 'Tại sao lại không có chuyện đó chứ?".
Trước khi Châu Thiệu Mưu đâm đơn lên Tòa án Nhân dân, đã có hai tòa án khác bác bỏ đơn kiện của ông.
Tác giả Châu Thiệu Mưu.
Yang Huipeng - một luật sư ở Bắc Kinh cho rằng, Thiệu Mưu nên khởi kiện ở nước ngoài.
"Ông ấy có hai lựa chọn, kiện ở Trung Quốc hoặc ở Mỹ. Nhưng tôi nghĩ ông ấy nên nộp đơn lên một tòa án ở Mỹ. Bởi nếu vụ kiện diễn ra ở Trung Quốc, James Cameron hoặc người đại diện của ông ấy có thể không xuất hiện tại tòa. Phán quyết vì vậy khó có hiệu lực", Yang Huipeng nói.
Thông tin về đơn kiện của Châu Thiệu Mưu đã làm xôn xao cộng đồng cư dân mạng ở Trung Quốc. Nhiều người cho rằng, Thiệu Mưu chỉ nhân cơ hội đánh bóng tên tuổi của mình. Trong khi, một số khác khẳng định, sự tương đồng nhất định giữa các tác phẩm viễn tưởng là chuyện bình thường.
Liu Yanyu, một luật sư người Quảng Đông, cho rằng, để xem xét một vụ đạo văn, cần căn cứ vào sự trùng hợp về mặt cấu trúc và chi tiết của hai tác phẩm.
Đạo diễn James Cameron. Ảnh: AFP. |
Đây không phải là lần đầu tiên, Avatar của James Cameron bị cáo buộc vi phạm bản quyền. Mới đây, báo chí Nga cũng cho rằng, siêu phẩm điện ảnh của ông đã ăn cắp ý tưởng từ serie truyện The World of Noon của hai tác giả Arkady và Boris Strugatsky.
Avatar, sản xuất năm 2009, là siêu phẩm 3D hoàn hảo đầu tiên của thế giới điện ảnh. Bộ phim được đánh giá là "kỳ quan của mọi kỳ quan" và là tác phẩm "ăn khách nhất mọi thời đại". Tại Lễ trao giải Oscar 2010 vừa qua, Avatar đạt 3 giải thưởng.
L.H.