Theo International Business Times, vụ nổ diễn ra hôm 17/3 trên sao Mộc được hai nhà thiên văn nghiệp là ở Gerrit Kernbauer ở Áo và John McKeon ở Ireland quan sát độc lập. Các nhà nghiên cứu loại trừ giả thuyết kính viễn vọng hỏng khi đoạn phim được công bố.
Đoạn phim được cộng đồng người yêu thiên văn ghi nhận bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) không thường xuyên theo dõi sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, sao Mộc với kích thước đủ để chứa tất cả hành tinh khác bên trong, đóng vai trò quan trọng nhưng một máy hút bụi giữa các thiên thể.
Khối lượng sao Mộc lớn đến mức những tiểu hành tinh đi lạc và sao chổi lao xuyên qua hệ Mặt Trời đều bị hút vào khí quyển của nó với tốc độ cao. Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ ghi lại trong đoạn video là kết quả do một vật thể tương đối nhỏ phát nổ ở tầng thượng quyển trước khi tan rã không để lại dấu vết. Nhiều vụ va chạm trước đây cũng được quan sát, đáng chú ý nhất là sự kiện sao chổi Shoemaker-Levy 9 đâm vào sao Mộc năm 1994.
Nhờ sao Mộc loại bỏ nhiều vật thể di chuyển ở khu vực lân cận, Trái Đất ít có khả năng va đập với thiên thể đủ lớn để đe dọa sự sống của nhân loại. Một số nhà thiên văn học coi những vật thể lang thang là mối nguy hiểm lớn nhất đối với loài người và đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ an toàn cho Trái Đất.
Phương Hoa