Cầu vồng lộn ngược, là hiện tượng tương tự như cầu vồng thông thường, ngoại trừ việc nó chỉ xảy ra khi mặt trời ở thấp hơn 22 độ so với đường chân trời. |
Một cây cột mặt trời được tạo ra khi hàng triệu tinh thể băng đang rơi xuống phản xạ ánh mặt trời, tạo ra một cột ánh sáng. Chúng thường xảy ra khi mặt trời mọc hay lặn. |
Các tinh thể băng đi kèm với các đám mây ti, bụi lóng lánh và sương mù băng giá tạo ra hiệu ứng được gọi là mặt trời giả (sun dog). Mặt trời giả hình thành khi mặt trời xuống thấp và các tinh thể băng khúc xạ hoặc phản xạ ánh nắng. |
Cực quang ở vùng nam Australia, hình thành trong một đợt bão từ mạnh (dòng năng lượng từ mặt trời phóng xuống, va chạm với lớp địa từ bảo vệ trái đất sinh ra ánh sáng). |
Một cây cầu vồng kép trên thành phố Baghdad hôm 2/11/2004, khi những cơn mưa đầu tiên của mùa đông đến sau nhiều tháng trời khô hạn. |
Khi ánh nắng xuyên qua một đám mây, kết quả là hiệu ứng có tên gọi tia của Chúa trời. Chúng thường xảy ra vào bình minh và lúc trời chạng vạng tối. |
Cực quang ở Na Uy, thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10 và từ tháng 3 đến tháng 4. |
Núi Katahdin, đỉnh núi cao nhất ở Maine, được nhìn thấy trong ảnh phơi sáng 3 tiếng vào tháng 2/2002. Hiệu ứng nhiếp ảnh tạo ra bằng cách kéo dài thời gian phơi sáng này được gọi là vệt sao. |
Quầng là những vòng sáng rực bao quanh mặt trời, mặt trăng hoặc các vật thể sáng khác như đèn đường. Chúng thường được hình thành do ánh sáng phản xạ qua các tinh thể băng. |
T. An (theo ABC)