Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái là núi lớn), cao gần 2.000 m ở khu vực biên giới Việt - Lào, thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ ngàn đời nay, Pha Luông luôn in đậm trong tâm trí mỗi người dân ở Mộc Châu với đỉnh núi sừng sững thâm u, những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù lưng núi. Địa danh này đã được nhà thơ - người lính - Quang Dũng nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng Tây Tiến:
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
![chinh-xac-pha-luong-trong-bai-tho-tay-tien-thuoc-tinh-son-la](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2017/07/27/phaluong-5302-1501157335.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VINXO4UZjGl_EzlLqWtjYQ)
Đỉnh Pha Luông. Ảnh: blogdulich
Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên như nhà thơ Quang Dũng. Họ chiến đấu trên khắp các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nưa (Lào). Trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành, "đoàn binh không mọc tóc" Tây Tiến vẫn lạc quan, chiến đấu dũng cảm.
Cuối năm 1948, Quang Dũng phải rời xa binh đoàn Tây Tiến chuyển sang đơn vị khác. Nhớ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ cùng tên, sau này đổi tên là Tây Tiến.
Câu 2: Tỉnh Sơn La có địa hình như thế nào?