Điện thoại nghe nhạc dáng mập mạp. Ảnh: Infosyncworld. |
Tháng 9 năm ngoái, Motorola giới thiệu Rokr E1 sau một thời gian dài lăng xê với tên gọi: Điện thoại iTunes. Thế nhưng, E1 đã khiến các chuyên gia và người tiêu dùng thất vọng. Thiết kế thô và không ấn tượng, máy ảnh số chỉ dừng lại với độ phân giải VGA, bộ nhớ hạn chế - chỉ lưu được khoảng 100 bài hát và không thể sử dụng Bluetooth để nghe nhạc không dây.
*Motorola Rokr E2 |
*Motorola Rokr E1 |
*Motorola 'cưng' Linux |
Những vấn đề trên đã làm người ta nghi hoặc: Motorola đã không cố gắng hay Apple bỏ cuộc giữa chừng?. Motorola không đáp, thay vào đó họ đã âm thầm nghiên cứu E2. Lần này, việc tương thích với iTunes chỉ là một lựa chọn trong số nhiều lựa chọn nghe nhạc của máy.
Rokr E2 tiến bộ hơn so với E1 ở một số điểm. Nhờ thẻ SD, bộ nhớ của máy được mở rộng tới 2 GB, lưu được 500 bài hát. Bạn có thể nghe nhạc bằng tai nghe Bluetooth, thay bằng tai nghe dây truyền thống. Máy ảnh lên đến 1,3 Megapixel, cộng với đài FM, ngoài ra, điện thoại sử dụng công nghệ Screen3 mới của Motorola.
Rokr E2 dáng tròn, mập
Điện thoại có màu trắng và đen. Ảnh: Mobile-review. |
Rokr E2 vẫn giữ cái dáng tròn tròn, mập mạp của E1. Mặt trước và sau máy được làm bằng nhựa cứng, mặt sau hơi ráp; trong khi đó hai bên sườn lại là nhựa tổng hợp, chạm vào mềm tay. Theo nhà sản xuất, phiên bản này có ba màu: Đen, trắng và đen viền cam, tuy nhiên, màu trắng dễ bán bụi và bẩn hơn màu đen.
*MotoMing 'mang mặt nạ' xuất hiện tại Việt Nam |
*Hai 'hậu duệ' của Razr |
*'Crazer' dòng điện thoại mới sau Razr |
Với kích thước 102 x 46 x 18 mm, nặng hơn Razr và E398, điện thoại nghe nhạc đời cũ cùng hãng, Rokr E2 không lớn mà vừa tay cầm. Màn hình LCD độ phân giải 240 x 320 pixel, hiển thị 262.000 màu cho hình ảnh rõ, màu sắc sặc sỡ. Do dành phần lớn diện tích bề mặt cho màn hình nên bàn phím của E2 hơi nhỏ. Mặc dù các phím bấm rộng về chiều ngang nhưng chiều cao lại hạn chế nên hơi khó bấm. Ngoài ra, joystick nhỏ cũng rất khó điều khiển. Rokr E2 có một phím chơi nhạc chuyên nghiệp ngoài các phím bấm bên sườn.
Sườn trái của máy được trang bị kín mít những nút bấm để nghe nhạc nhanh, lựa chọn bài trước sau, tăng/giảm âm lượng. Sườn phải là khe cắm thẻ nhớ, giắc cắm USB, nút Hold như ở các máy nghe nhạc chuyên nghiệp - nó còn mang nhiệm vụ khóa bàn phím. Cái lạ ở đây là Motorola lại sử dụng đèn nền màu cam vốn là đặc điểm của điện thoại nghe nhạc Sony Ericsson cho các phím bên sườn.
Nghe nhạc "thông minh"
Các phím bên sườn có đèn màu cam. Ảnh: Mobile-review. |
Nghe nhạc là tính năng chủ đạo và ăn khách của Rokr E2. Có lẽ nhà sản xuất đã dành toàn bộ tâm trí để phát triển sản phẩm này sao cho nó giống máy nghe nhạc chuyên nghiệp nhất, đặc biệt là âm thanh phải trung thực, bật to mà tiếng không bị vỡ. Nhấn phím nghe nhạc hay bấm vào Play ở sườn máy, bạn sẽ vào ngay phần mềm tên My Media. Menu của điện thoại không khác gì giao diện iPod. Tại đây, bạn có thể chọn Playlists (danh sách các bài hát do bạn chọn), Albums, Artists (nghệ sĩ), Genres (thể loại), Composers (người sáng tác).
Việc tạo Playlist rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn joystick để chọn bài hát và chọn add là xong. Cái hay ở đây là nó không giới hạn bao nhiêu bài hát mà trái lại, bạn có thể thêm bao nhiêu bài tùy ý. Những bản nhạc này được lưu trong bộ nhớ của máy, nếu đầy thì nó tự chuyển sang thẻ nhớ. Hơn nữa, Rokr E2 hỗ trợ chế độ Shuffle (chơi nhạc một cách ngẫu hứng) hay Intro (giới thiệu bài hát, từng bài một, mỗi bài 5 giây). Những chế độ này mở rộng nhu cầu thưởng thức của người nghe.
Phím nghe nhạc chuyên biệt. Ảnh: Mobile-review. |
12 chế độ EQ có vẻ hơi nhiều so với một điện thoại nghe nhạc, nhưng lại là bình thường khi mang so sánh với một máy nghe nhạc chuyên dụng. Không chỉ bó hẹp với những điệu nhạc pop, rock, country quen thuộc, EQ trên Rokr E2 còn đẩy tiếng bass cho dày thêm (Bass Boost); chuyển qua nghe bằng loa nhỏ (Small Speaker); giảm tiếng hát, tăng tiếng nhạc (Vocal Reducer); và ngược lại (Vocal Booster). Ngoài ra còn có các chế độ: Spoken Word, Techno, HipHop, Oldies, RBSoul, Reggae.
Một điểm làm Rokr E2 trở nên chuyên nghiệp là Spatial Audio. Chế độ này xử lý âm thanh trước khi phát ra loa hay tai nghe, làm cho âm thanh ảo trở nên có hình và có tính cách. Bạn có thể hình dung một cách cơ bản như sau: Chế độ nghe nhạc thông thường phát âm thanh trong không khí và không tập trung tại một điểm nào cả. Với Spatial Audio, âm thanh tập trung tại một điểm gọi là điểm sweet spot. Hiện tại, mới chỉ có dàn âm thanh cao cấp mới có chức năng này. Một dạng nguyên sơ của Spatial Audio chính là chế độ Stereo Widening được ứng dụng trên điện thoại Nokia và Sony Erisson.
Các tính năng khác
Máy ảnh độ phân giản 1,3 Megapixel. Ảnh: Mobile-review. |
Giống như những điện thoại thông thường, Rokr E2 được trang bị máy ảnh 1,3 Megapixel. Có thể do chú trọng quá nhiều vào nghe nhạc, nên camera tích hợp trên Rokr E2 chụp ảnh chất lượng không cao. Bạn có thể chọn một trong 4 độ phân giải ảnh: 120 x 160; 240 x 320; 480 x 640; 1024 x 1280 pixel. Ảnh chụp sẽ được lưu trên bộ nhớ trong, nếu còn chỗ trống; hoặc thẻ nhớ.
Với máy ảnh này bạn cũng có thể quay video kèm âm thanh với hai độ phân giải ảnh: 128 x 96; 176 x 144 pixel. Chất lượng âm thanh trung bình và giới hạn độ dài phụ thuộc vào thẻ nhớ. Các file video được lưu dưới định dạng 3GP.
Các tính năng khác như nghe, gọi, gửi tin nhắn trên E2 đều nhanh, các phím bấm nhạy. Tuy nhiên, khi nhắn tin, các ký tự hiển thị trên màn hình hơi nhỏ, nhỏ hơn hẳn so với các điện thoại cùng hãng. Thế nhưng, đó chỉ là những điểm mờ nhạt. Cái quan trọng ở đây là Motorola đã thành công trong việc biến Rokr E2 thành một điện thoại nghe nhạc chuyên nghiệp trong một thiết kế có cá tính.
Điện thoại sẽ có mặt tại Việt Nam vào cuối tháng 8. Giá tham khảo: 5.300.000 đồng.
Thanh Vân