Một số logo quảng cáo trong Doom 3. (Mindjack) |
Bên cạnh đó, các máy chơi game có khả năng nối mạng Internet trở thành trào lưu phổ biến, các game đồ hoạ ngày càng sinh động hấp dẫn, còn đối tượng chơi game hầu hết là tầng lớp thanh niên độ tuổi 18-34, cũng là đối tượng chính của quảng cáo.
*Nhà sản xuất 'Doom' ra lò game cho ĐTDĐ |
*Siêu nhân bước lên cả màn bạc và game |
*Game 'đỉnh' trong 10 năm qua |
*Ép xem quảng cáo |
Quảng cáo trong game có nhiều hình thức, hầu hết thường được đặt ở nơi dễ nhận thấy nhất. Các nhà tiếp thị giờ đây sẵn sàng trả tiền để có được tấm banner mang thương hiệu của mình xuất hiện trên cảnh nền của game, hoặc trên các tấm bảng chắn nằm ở hai bên đường đua hoặc tường bao quanh sân vận động.
Vị trí đặt quảng cáo thường càng nổi càng tốt, chẳng hạn sử dụng ngay tên thật của xe làm các lựa chọn trong các trò đua xe hoặc nhân vật game sử dụng đồ uống ảo cũng phải có thương hiệu đàng hoàng. Hiện tại, các vị trí đặt quảng cáo đều là tĩnh và gắn liền với game ngay từ khâu xử lý phát triển game với các hình ảnh được mã hoá cứng vào các sản phẩm cuối cùng. Công nghệ này sẽ sớm được thay đổi sang hướng động, với khả năng thay thế linh hoạt các hình ảnh, nhạc hoặc những nội dung khác trong game và qua Internet.
Nhân tố thời gian
Đây là yếu tố để quảng cáo trong game giúp làm giàu hơn cho ngành công nghiệp âm nhạc, mặc dù cho đến tận bây giờ thật khó để bạn cập nhật một bản nhạc mới vào một video game đã phát hành theo một thời gian biểu nào đó.
"Chu trình phát triển một dự án âm nhạc khác xa so với game" ông George White, phó chủ tịch tập đoàn Warner Music cho biết. Để phát triển một game có thể mất tới nhiều năm, do đó, trong trường hợp khoá mã cứng vào hình ảnh có khi album nhạc đó đã trở lên quen thuộc rồi thước game đó mới được phát hành. Chưa kể bản nhạc nền còn làm nên bản sắc cho game.
Tuy nhiên, với quảng cáo động, các nhà quảng cáo có thể tuỳ ý thay đổi nhạc nền bất kỳ lúc nào, và có thể liên tục làm mới banner, áp phích ảo trên game. Một game thủ vào chơi một trò game ở cùng một level ba lần trong một tháng và mỗi lần sẽ bắt gặp các mục quảng cáo khác nhau.
Cuối tháng 4 vừa qua, Microsoft đã quyết định mua lại hãng tiên phong về quảng cáo trên game Massive với phí chuyển nhượng chừng 200-400 triệu USD. Massive đang cai quản một mạng lưới thiết bị công nghệ cho phép linh hoạt thay đổi các mục quảng cáo này, và việc tiếp quản hãng của Microsoft được nhận định là một quyết định thông minh khẳng định hướng đi mới của ngành công nghiệp này.
Theo nhận định của công ty nghiên cứu thị trường Yankee, các nhà tiếp thị thương hiệu đã giành ra khoảng 56 triệu USD vào việc quảng cáo trên game trong năm qua. Con số này tăng 65% so với năm 2004 và mới chỉ chiếm 9% trong doanh thu của toàn bộ ngành quảng cáo trên Internet.
Đến năm 2010, doanh thu từ quảng cáo trên game được dự đoán sẽ đạt khoảng 732 triệu USD theo nhận định của hãng Yankee và lên tới 1 tỷ USD là kỳ vọng của Jupiter Research.
T.B. (theo Reuters)