Sắm một máy ảnh số D-SLR với đầy đủ "gia đình" phụ kiện có thể khiến bạn cháy túi. Ảnh: Quesabesde |
Quyết định mua một máy ảnh số ống kính rời D-SLR không đơn giản với bất cứ ai, không phải cứ nhắm mắt mua đại mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về nó. Bạn có nguy cơ cháy túi không những vì giá bán thân máy thuộc phân khúc cao của thị trường mà còn bởi có hàng tá các phụ kiện kéo theo như ống kính, đèn flash ngoài, bộ kẹp pin, giá đỡ ba chân (tripod), túi xách, thẻ nhớ dung lượng cao, pin dự phòng..., mà như thế mới được coi là đầy đủ tiện nghi.
*Máy ảnh D-SLR Nikon đắt hàng |
*Máy ảnh số D-SLR đang thịnh |
*Pentax K100D tăng chất giảm giá |
*Sony Alpha chính thức lộ diện |
*Máy ảnh dành cho ngày của bố |
Các tay máy nghiệp dư và dân mê nhiếp ảnh đều hy vọng sắm một chiếc loại này nhưng có tầm giá dưới 1.300 USD. Dưới đây là 5 máy có giá thân máy không quá "mắc" đạt tiêu chí này. Mặc dù rất hạn hẹp về ngân sách đầu tư, nhưng ít ra bạn cũng nên "cắn răng" sắm đủ các phụ kiện bắt buộc, chẳng hạn như thẻ nhớ. Một tay máy chuyên nghiệp thì càng không thể nào hài lòng với một thẻ nhớ dung lượng vẻn vẹn 256 MB hay 512 MB được. Tối thiểu bạn cũng phải trang bị 1 thẻ loại 1 GB.
Canon EOS 350D (12.640.000 đồng: thân máy + 1 ống kính)
Máy ảnh này được đánh giá cao bởi chất lượng hình ảnh thuộc hàng đầu bảng, có giá cạnh tranh, đáp ứng nhanh và thời gian khởi động siêu tốc. Nó chỉ bị phàn nàn là thân máy bằng nhựa nhẹ khiến cho khi cầm không được đằm tay; không có chế độ giám sát phơi sáng điểm; chế độ chụp liên tiếp hạn chế, ống kính trang bị sẵn cho máy không ấn tượng và hệ số thay đổi ống kính chỉ là 1,6x.
Canon EOS 350D cho chất lượng ảnh và tốc độ thực thi không thua bất kỳ máy ảnh bán chuyên nào. |
Tuy nhiên, Canon EOS 350D vẫn là một máy ảnh 8 "chấm" gọn nhẹ hiếm thấy được thiết kế dành cho dân nghiệp dư, nhưng cho chất lượng ảnh và tốc độ thực thi không thua bất cứ máy ảnh bán chuyên nghiệp nào.
Điểm đánh giá: 8/10.
Nikon D50 (9.440.000 đồng: thân máy)
Nikon D50 cho khả năng thể hiện nhanh nhẹn, chất lượng ảnh hoàn hảo, nhiễu hình thấp, nhiều chế độ đơn giản cho người mới học nghề, và chế độ chụp liên tiếp mạnh mẽ.
Máy ảnh D-SLR 6 chấm, Nikon D50. |
Tuy nhiên, máy ảnh "6 chấm" này bị chê bai về một số nút điều khiển được đơn giản hoá đến mức vụng về, hệ thống ngắm ảnh hơi nhỏ, không có chế độ xem trước ảnh với khung hình sâu và chỉ có một chế độ cài đặt thông số tuỳ chọn; phần mềm hỗ trợ điều khiển và sửa ảnh định dạng RAW phải mua ngoài. Tóm lại, khả năng thể hiện và tính năng của D50 sánh ngang với nhiều máy ảnh D-SLR giá cao hơn, khiến nó là một trong những lựa chọn tốt nhất ở dòng cơ bản (entry-level).
Điểm đánh giá: 7,6/10.
Nikon D70s (15.840.000 đồng: thân máy + 1 ống kính)
Nikon D70s là phiên bản cải tiến của D70. |
Với D70s, Nikon thực hiện nhiều cải tiến lớn lao so với phiên bản tiền bối giờ đã thành phổ biến D70. Mặc dù vẫn có cảm biến ảnh 6 chấm như model tiền nhiệm, Nikon D70s còn được đánh giá cao hơn hẳn các máy ảnh số D-SLR đời mới hạng nặng hơn, độ phân giải lớn hơn như EOS 350D hoặc ngang ngửa với Olympus E-300 và Pentax's *ist DS.
Olympus E-330 (20 triệu đồng)
E-330 với công nghệ xem ảnh trước khi lưu vào thẻ nhớ độc đáo. |
Một trong những tính năng thú vị ở E-330 là bạn có thể xem trước ảnh thật trên màn hình LCD trước khi lưu vào thẻ nhớ (nhờ có bộ nhớ đệm). E-330 còn tự hào với màn hình LCD rộng, thiết kế chắc chắn và chất lượng ảnh tươm tất. Ngoài một số nhược điểm về sự chậm chạp của một vài chức năng cũng như ống kính được trang bị sẵn, đây vẫn là một máy ảnh D-SLR tốt nhất dòng trung với hệ thống ngắm điện tử độc nhất vô nhị.
Điểm đánh giá: 7,7/10.
Olympus E-500 Digital SLR (16 triệu đồng)
E500 có thân máy nhẹ, bố trí nút bấm tiện dụng, cảm biến ảnh CCD nhanh nhẹn, lọc sóng siêu âm; 15 chế độ chụp cảnh, thể hiện đầu bảng, pin lâu cho phép chụp hơn 300 bức và cho hình ảnh sắc nét hiếm thấy ở ISO lên tới ISO 800. "Gót chân Achilles" của E-500 nằm ở hệ thống ngắm quang học nhỏ, bố trí menu gây nhàm chán, LCD không thể hiện trạng thái, chỉ hỗ trợ cổng USB 1.1.
E-500 hoàn hảo dành cho các tay máy chập chững thành dân chuyên nghiệp. |
Nhìn chung, Olympus E-500 vẫn là một máy ảnh hoàn hảo cho dân nghiệp dư mê nhiếp ảnh, người chập chững làm quen với thế giới máy ảnh số ống kính rời và mong muốn trở thành dân chuyên nghiệp. Tuy không phải là máy ảnh tốt nhất, nhưng nhìn vào điểm số đánh giá rất cao, bạn có thể phần nào hiểu được những giá trị mà E-500 mang lại không hề nhỏ.
Điểm đánh giá: 8,3/10.
T.B. (theo Cnet)
Ảnh: Cnet