Thân máy và trọng lượng ngang ngửa với máy ảnh ống kính rời. |
Siêu zoom không phải là dòng máy mới, và ngày càng chứng tỏ chúng có thể phần nào thay thế dòng máy ảnh ống kính rời (SLR), bởi ống kính zoom xa và nhanh, cảm biến nhiều chấm, các chức năng chỉnh tay, thậm chí có cả hotshoe và chụp được định dạng file ảnh RAW. Hơn nữa, chúng cũng cho phép quay video. Điển hình là chiếc Lumix DMC-FZ50 của Panasonic, đến với ống kính zoom quang 12x, 35 - 420 mm, F2.8 - F3.7; và cảm biến ảnh CCD 10,1 Megapixel; và có thân máy lớn và nặng như một máy ảnh SLR.
Đối với những tay máy bán chuyên, việc ống kính và tốc độ thực thi nhanh nhẹn cho ảnh ít nhiễu hơn khiến họ vẫn thích máy SLR hơn máy siêu zoom. Nhưng với những tay máy nghiệp dư thích tập tành chỉnh tay nhưng không muốn phiền hà với thủ tục đổi ống kính và thỉnh thoảng muốn quay cả video clip thì DMC-FZ50 chính là lựa chọn thích hợp.
Thiết kế
Panasonic FZ50 là một máy ảnh siêu zoom loại lớn nhưng bù lại bạn nhận được nhiều tính năng thú vị hơn. Ví dụ, nó bao gồm màn hình LCD vừa lật xoay để chụp ở những góc cao hoặc quá hẹp, cũng như cơ cấu hotshoe để bạn gắn đèn flash ngoài (Panasonic DMW-FL28) nếu cảm thấy chiếc đèn flash kiểu pop-up tích hợp sẵn chưa đủ mạnh. Không may, màn hình LCD chỉ có 2 inch là hơi nhỏ so với các đối thủ.
Hệ thống ngắm điện tử (EVF), như hầu hết cơ cấu EVF khác, nó trông hơi thô khi nhìn vào nhưng khả năng thể hiện tương đương. Đặc biệt, chế độ chụp liên tiếp EVF không bị tối sầm lại, không nhìn thấy gì như một vài máy ảnh khác. Tuy nhiên, nó cũng chỉ lưu lại bức chụp cuối cùng nên cũng không làm hài lòng người dùng thích theo dõi toàn bộ chuỗi hoạt động của chủ thể trên tất cả các bức chụp nhanh.
Ốnh kính loại lớn và nhanh nhạy. |
Vì FZ50 trông như một máy ảnh SLR, sẽ không ngạc nên nếu bạn muốn sử dụng máy bằng hai tay, đặc biệt là khi Panasonic trang bị nhiều chức năng lấy nét về bên trái ống kính. Bạn sẽ tìm thấy khoảng thích hợp để chuyển giữa các chế độ lấy nét tự động, chọn điểm lấy nét hoặc dễ dàng chuyển sang chế độ lấy nét chỉnh tay. Tất cả các nút chức năng khác đều trú ngụ ở sườn phải của máy vừa tầm với ngón cái và ngón trỏ. Các nút khoá lấy nét/tự động phơi sáng giá nó gần hơn về bên phải thì sẽ tiện dụng hơn mặc dù cũng không quá xa tầm với.
*Lumix LX2 - chung thuỷ với RAW |
*Lumix FX07 - thêm màu và pixel |
*Các máy ảnh Panasonic |
Hai nút xoay chọn chế độ, một ở phía trước của gờ nổi để bạn thay đổi các cài đặt độ mở và tốc độ mở cửa trập tuỳ thuộc vào chế độ phơi sáng thích hợp. Nó cũng làm chế độ chỉnh tay nhanh và thuận tiện hơn, tức là một tay giữ nút chụp trong khi cứ việc xoay chỉnh độ mở và tốc độ shutter. Hơn nữa máy sử dụng vòng chỉnh zoom cũng tiện hơn dùng lẫy, trong khi Panasonic trang bị vòng thứ hai ngay đế ống kính để lấy nét thủ công. Khi bạn di chuyển vòng này, sẽ có một hộp thoại bật ra trung tâm của LCD hoặc hệ thống ngắm EVF với chỉ phần phóng đại của chủ thể để bạn dễ dàng hơn khi lấy nét. Nếu bạn nhất nút chụp nửa vời hộp thoại này biến mất, và nó sẽ không xuất hiện nếu bạn nhấn nút chụp ngay mà không chạm vào vòng tròn chỉnh focus.
Pin nạp lại Lithium-ion 710 mAh bố trí hợp lý bên trong gờ nổi và lấy ra từ phía đáy. Panasonic cam đoan nó cho phép chụp 360 bức trong chế độ tự động. FZ50 lưu ảnh vào thẻ nhớ SD, với khe cắm nằm ở sườn phải của máy. Máy ảnh này tương thích cả thẻ SDHC, có dung lượng cao hơn thẻ SD thường, nhưng chưa có nhiều đầu đọc tương thích.
Tính năng
Hấp dẫn nhất ở FZ50 là ống kính Leica DC Vario-Elmarit zoom quang 12x , 35 - 420 mm (quy đổi máy phim 35 mm), F2.8 - F3.7 loại lớn và nhanh. Phối hợp với hệ thống ổn định ảnh quang học Mega OIS của Panasonic, tầm với của ống kính này thậm chí còn xa hơn. Nó chỉ bị phàn nàn giá mà ống kính chụp được góc rộng hơn 35 mm. Hiển nhiên, không nhiều máy ảnh siêu zoom có thể chụp được góc rộng, do đó bạn chỉ có thể chụp các bức ảnh tập thể kiểu dọc mà thôi. Tất nhiên, bạn có thể chụp góc rộng hơn nếu trang bị ống kính chuyển đổi 0,7x, cũng như chụp xa hơn với cơ cấu teleconverter 1,7x.
Bên cạnh các chế độ lấy nét và phơi sáng tự động (AF, AE), Panasonic còn trang bị hai chế độ lấy nét tốc độ cao cũng như lấy nét tự chọn 9 điểm. Không có nhiều tính năng thú vị khác ở đây. Một trong những tính năng được ca ngợi là chế độ tạo ảnh động, cho phép bạn chụp 100 bức ảnh 320 x 240 pixel, rồi xâu chuỗi thành một video clip dài khoảng 20 giây. Tính năng hữu ích khác là chế độ chụp ảnh độ nhạy cao (High Sensitivity scene), nâng độ nhạy ngang với mức ISO 3.200. Trong các chế độ chụp khác, độ nhạy sáng tối đa chỉ là ISO 1.600 (cũng đã khá ấn tượng). FZ50 có 15 chế độ chụp cảnh, chưa kể chế độ High Sensitivity, bởi thế nếu bạn là người không thích chỉnh tay, bạn còn nhiều lựa chọn lấy nét khác để sử dụng.
Màn hình 2" cho phép lật xoay linh hoạt. |
Máy ảnh 10 "chấm" này còn có thể chụp ảnh RAW hoặc ảnh JPEG bình thường, cho độ linh hoạt cao hơn. Một tính năng thú vị nữa là chế độ quay video định dạng rộng 16:9 độ phân giải 848 x 480 pixel thay vì 640 x 480 pixel ở tỷ lệ 4:3. Máy cũng có một chế độ chỉnh cân bằng trắng để bạn thay đổi các game màu cơ bản như lục, lam, hổ phách, đỏ hoặc kết hợp giữa chúng.
Thực thi
FZ50 tỏ ra xuất sắc trong thực thi, nhất là với một máy ảnh siêu zoom 10,1 triệu điểm ảnh. Nó chỉ cần 1,1 giây để khởi động và chụp bức đầu tiên, và sau đó là 1,2 giây mỗi bức không flash và 1,3 giây nếu có flash. Chụp ảnh RAW chậm hơn, nhưng là khá nhanh so với các đối thủ, với tốc độ 4,5 giây mỗi bức. Xét ở góc độ một máy ảnh phi D-SLR, thực thi như thế là khá ấn tượng.
Trễ mở cửa trập chỉ 0,5 giây, trong các điều kiện sáng tối thiểu và tăng lên 1 giây trong điều kiện tương phản thấp. Khi chụp liên tiếp, bạn có thể chụp 5 bức ảnh JPEG cỡ VGA chỉ trong 1,69 giây, tức là tốc độ trung bình lên tới 2,96 hình/giây; và chụp 3 bức JPEG 10,1 Megapixel chỉ trong 1,6 giây, tức trung bình là 1,87 hình/giây.
Chất lượng ảnh
Nhìn chung, ảnh tạo ra bởi Panasonic FZ50 khá ấn tượng. Ảnh thỉnh thoảng có nhiễu cả ở mức ISO thấp nhất, nhưng nó chỉ thực sự tồi tệ khi ở các mức cao. Phơi sáng nói chung chính xác và màu sắc bão hoà tốt. Có một chút can nhiễu từ ống kính tại khoảng giữa hoặc cài đặt chụp xa. góc chụp rộng nhất, nhiễu đường viền có thể nhận thấy mặc dù chỉ rõ rệt khi chụp các vật thể thẳng như các toà nhà chọc trời hay cột thu phát sóng viễn thông. Xét ở góc độ ống kính của một máy ảnh phi SLR, nó cho ảnh khá sắc nét. Ảnh đạt được tính chi tiết và sinh động ở các mức ISO thấp.
Nhược điểm lớn nhất của máy là nhiễu xuất hiện cả ở ISO 100, dù hầu hết chỉ có ở các game màu tối. ISO 200, nhiễu ít và cũng vẫn chưa ảnh hưởng đến chất lượng ảnh in. ISO 400, nhiễu nhiều hơn và có ảnh hưởng đến tất cả các game màu. ISO 800, nhiễu bắt đầu rõ ràng nhưng hình ảnh vẫn nét khi in ra, nhưng tốt nhất là các bức ảnh khổ nhỏ. ISO 1.600, nhiễu tràn lan và ảnh hưởng đến tính chi tiết; do đó người dùng chỉ nên sử dụng các mức ISO thấp hơn. Nhiễu vẫn là vấn đề tồn tại ở máy ảnh của Panasonic nhưng xem ra so với các thế hệ trước đã có sự cải tiến đáng kể.
Ưu: Ống kính zoom quang 12x nhanh với hệ thống ổn định quang học, bắt ảnh RAW và nhạy sáng lên tới ISO 1.600 |
Nhược: Thân máy lớn, cân bằng trắng kém dưới ánh đèn dây tóc, giá khá đắt |
Điểm đánh giá: 7,4/10 |
Cân bằng trắng tự động cho màu sắc hơi ấm với ánh đèn nóng sáng. Cài đặt chế độ chụp với đèn dây tóc hiện tượng này được cải thiện nhưng không đạt được màu trung tính hoàn toàn. Cân bằng trắng chỉnh tay cho kết quả tốt nhất. Hơn nữa, máy ảnh này làm được một việc tốt là cân bằng màu tốt giữa việc dùng đèn flash và ánh sáng bình thường.
Mặc dù lớn hơn và cũng đắt hơn nhưng FZ50 khẳng định là một đối thủ nặng ký của chiếc siêu zoom đang được chuộng - Canon PowerShot S3 IS. Có thể chiếc Lumix này không giành được vương miện của S3 IS về mọi mặt, nhưng ít nhất nó là một đề xuất cho các bức ảnh khổ lớn và khả năng thực thi tốc độ.
Giá tham khảo: 590 USD (tại Hoàng Hải, 23D, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
T.B. (theo Cnet)