Tivi xem trực tiếp CRT
Kích thước: 30-36 inch
Tầm giá: 500-1.900 USD
Nguyên tắc làm việc: Dùng một súng bắn tia điện tử vào mặt trong của màn hình được phủ các lớp phốt pho ứng với 3 màu cơ bản đỏ lục lam để tạo ra các hình ảnh với màu sắc tự nhiên.
Ưu điểm: Cho hình ảnh sắc nét, màu sắc chân thực, và góc nhìn rộng nhất. Đồng thời, các tivi công nghệ này cũng rẻ hơn nhiều so với bất kỳ các công nghệ tivi màn hình lớn nào nếu so sánh theo USD/inch.
Gian hàng tivi CRT siêu mẫu họ Super Slim Flat (SSF) của LG tại Hàn Quốc. |
*CRT, Plasma hay LCD? |
*Đa dạng công nghệ máy chiếu |
*Thế giới HDTV |
*Xu thế HDTV |
*Để xem hình nét hơn với HDTV |
Gợi ý: Bạn có thể chờ đợi loạt tivi độ nét cao tầm 32" (HDTV) được Samsung và LG phát triển sắp có mặt trên thị trường, đó là họ sản phẩm SlimFit, Samsung CS32Z30HE và SSF, model LG 32FS1D. Chúng được cải tiến theo hướng mảnh mai với chiều dày chỉ bằng 2/3 và gọn nhẹ hơn các bậc tiền bối cùng công nghệ.
Tivi màn hình tinh thể lỏng LCD
Kích thước: 30-65 inch
Tầm giá: 1.100-14.500 USD
Nguyên tắc làm việc: Các ống đèn huỳnh quang sẽ phát ra các luồng sáng trắng mật độ cao qua các lớp tinh thể lỏng ứng với các màu cơ bản đỏ lục lam, các điểm ảnh tinh thể lỏng này sẽ tắt và mở theo dòng điện được cung cấp.
Ưu điểm: Chúng được mệnh danh là mảnh mai nhất, nhẹ nhất trong các loại hình tivi màn hình lớn hiện nay, chúng thường chỉ có chiều dày khoảng 3 ( 7,8 cm). Chúng cũng có độ sáng cao nhất và thích hợp hơn với nhiều loại nguồn sáng trong phòng. Hình ảnh hiển thị khá sắc nét và sinh động.
Sharp Aquos LC-65GE1, tivi LCD 65". |
Gợi ý: Bạn có thể chọn mua chiếc LCD Sharp Aquos LC-45GD6U, kích thước 45 hoặc chờ mua chiếc 65 cùng họ của Sharp, model LC-65GE1 cho phép hiển thị các chương trình truyền hình độ nét cao 1080p mà không phải qua bước nén dòng quét (hầu hết các tivi HDTV thường phải nén từ hình ảnh 1.080p xuống 1.024 dòng quét trước khi hiển thị).
Tivi Plasma
Kích thước: 37-65 inch
Tầm giá: 2.500 - 15.000 USD
Nguyên tắc làm việc: Các tế bào được nạp đầy khí neon được kẹp giữa hai lớp thuỷ tinh và được nối với các điện cực. Khi có dòng điện chạy qua, khí neon biến thành thể plasma, phát ra ánh sáng cực tím và kích hoạt lớp phốt pho ứng với các màu cơ bản đỏ lục lam được phủ trên một lớp thuỷ tinh khác.
Ưu điểm: Chúng nặng hơn tivi LCD đáng kể, nhưng vẫn thuộc loại mảnh mai và tương đối gọn nhẹ, ví dụ: một tivi Plasma 42 thường chỉ dày 5 (12,5 cm) và nặng chừng 32 kg, hoàn toàn thích hợp để treo tường. Các tivi Plasma cho màu đen sâu và hình ảnh xét tổng thể là tốt hơn LCD, nhưng vẫn thua CRT. Một vài model có một số tính năng rất thú vị, chẳng hạn như dòng tivi Plasma Ambilight của Philips, có thể phát ra một loại ánh sáng màu lam nhạt lên bức tường phía sau nó. Tính năng này không cải thiện gì về chất lượng hình ảnh nhưng nó làm cho phòng khách nhà bạn như lộng lẫy và sang trọng hơn.
Tivi Plasma 65", Panasonic TH-65PX500. |
Nhược điểm: Nhưng model loại tốt vẫn còn khá đắt, trong khi các sản phẩm cấp thấp giá hấp dẫn lại không phải là HDTV. Chất lượng tivi cùng công nghệ lại khác nhau khá xa. Chúng khá nhạy cảm với căn bệnh nan y cháy hình so với các công nghệ chế tạo tivi khác; vì vậy nếu bạn xem tin tức, thể thao hoặc chơi game quá nhiều, phía sau băng chạy chữ, điểm đặt logo và bảng điều khiển của game sẽ xuất hiện những bóng ma, mà kể cả khi bạn đã chuyển sang kênh khác hình ảnh lờ mờ này vẫn không biến mất.
Gợi ý: Các tivi có chất lượng cải tiến như: Pioneer PureVision PDP-505HD, kích thước 50 giá khoảng 5.000 USD, hoặc chờ mua chiếc 65 của Panasonic TH-65PX500 sẽ có mặt trên thị trường cuối năm nay với giá khoảng 9.100 USD.
Tivi máy chiếu sau
Kích thước: 42-71 inch
Tầm giá: 2.000-6.000 USD
Nguyên tắc làm việc: Một vài loại tivi máy chiếu sau (RPTV) dùng phương pháp chiếu ánh sáng qua một màn hình LCD trong suốt siêu nhỏ để phản xạ lên màn hình. Số khác dùng công nghệ xử lý ánh sáng số DLP, sử dụng một chip với hàng ngàn gương số siêu nhỏ để phản xạ ánh sáng thông qua một bánh xe màu quay với tốc độ cực nhanh. Công nghệ mới nhất là LCoS, kết hợp ưu điểm của cả hai loại trên, tức là sử dụng nguyên tắc là cho ánh sáng phản xạ qua con chip được phủ các tinh thể lỏng trước khi được chiếu lên màn hình.
Ưu điểm: Cho màn hình kích thước lớn. Các RPTV LCoS còn đạt được độ phân giải siêu cao (1.080x1.920 pixel) chi hình ảnh vô cùng sắc nét và tương phản cũng tốt hơn các tivi máy chiếu công nghệ DLP và LCD.
Tivi máy chiếu sau của Sony, công nghệ 3LCD, 60", model KFWS60A1. |
Nhược điểm: Cũng là kích thước, nhưng ở đây là chiều dày, và kéo theo là trọng lượng. Chúng to lớn hơn các tivi Plasma và LCD rất nhiều. Chiều dày của chúng thường từ 14-18 (35-45 cm) và nặng chừng 45-50 kg. Một vài model công nghệ DLP và LCoS đôi khi còn xuất hiện hiện tượng cầu vồng, một biến dị ngẫu nhiên từ các gam màu cơ bản. Mặc dù chất lượng hiển thị ngày nay đã được nâng lên đáng kể, các RPTV vẫn là công nghệ hiển thị đuối nhất về độ nét và tương phản, nhất là khi nhìn từ một góc hẹp.
Gợi ý: Nếu kết loại hình tivi này, bạn có thể chọn mua tivi chiếc Sony Grand Wega công nghệ LCD 60, model KFWS60A1 giá trên 90 triệu; hoặc chiếc DLP 61L6 61" của Samsung; hay chiếc JVC HD-70FH96 công nghệ HD-ILA một biến thể của LCoS, 70.
Máy chiếu
Kích thước: 30-300 inch
Tầm giá: 1.000-7.000 USD
Nguyên tắc làm việc: Hầu hết các máy chiếu kỹ thuật số tạo ra hình ảnh bên trong nhờ sử dụng các chip DLP hoặc LCD nhỏ bé, được chiếu sáng nhờ một đèn chiếu mật độ sáng cao và một thấu kính để đưa hình ảnh lên trên màn hình chuyên dụng hoặc tận dụng ngay bức tường trắng trong phòng.
Máy chiếu InFocus ScreenPlay 7210. |
Ưu điểm: Có kích thước màn hình chỉ phụ thuộc vào mỗi thông số là khoảng cách từ máy chiếu đến màn chiếu và chất lượng màn hình tốt hơn hẳn với màn chiếu chuyên dụng. Ví dụ máy chiếu 3M Bravo S20 có thể tạo ra một hình ảnh cao 3 m ở khoảng cách 6 m. Máy chiếu là phương án kinh tế nhất để có được khung hình khổng lồ. Các máy chiếu cũng thích hợp hơn so với các tivi khác về khả năng hiển thị các hình ảnh từ máy tính, nhất là với các hình ảnh trình diễn được soạn trên PowerPoint. Và chúng cũng rất dễ dàng để xách tay, như chiếc S20 chỉ nặng khoảng 3 kg, hay chiếc Dell 3400MP nặng 1,09 kg và HP mp2225 nặng chỉ có 1,1 kg.
Nhược điểm: Yêu cầu phải trình chiếu trong phòng tối, bởi chúng rất mờ nhạt nếu xem dưới ánh sáng ban ngày hoặc các nguồn sáng tương tự. Chúng thường không được tích hợp sẵn bộ thu tín hiệu truyền hình (TV tuner) và vì vậy nếu xem truyền hình cáp thì bạn phải trang bị cable modem hay xem phim thì phải sắm thêm đầu DVD. Chúng thường tạo tiếng ồn và toả nhiều nhiệt. Chưa hết, bạn phải thay đèn chiếu định kỳ, sau 2.000-4.000 giờ với chi phí 200-500 USD/chiếc, tức là chúng cũng không hề kinh tế như ta tưởng.
Gợi ý: Nếu rủng rỉnh về ngân sách, bạn có thể chọn chiếc InFocus ScreenPlay 7210 giá hơn 7.000 USD cho rạp xi-nê tại gia của mình bởi nó cho độ phân giải, đèn chiếu độ sáng cao và hình ảnh nét hơn nhờ được trang bị công nghệ Faroudja cải tiến. Một lựa chọn khác là chiếc BenQ PE7700, vừa đoạt giải máy chiếu của năm, thích hợp hiển thị các nguồn HDTV, hình ảnh sắc nét nhờ chip HD2+ và công nghệ Senseye độc quyền của hãng.
Tuy nhiên, bất kể bạn chọn công nghệ nào, một lời khuyên chân thành là chiếc tivi bạn chọn phải là HDTV. Những tivi độ nét cao này sẽ cho bạn cơ hội được tiếp cận một loại hình dịch vụ truyền hình chất lượng đỉnh nhất đang dần dần phổ biến trong tương lai và có cùng tên gọi, truyền hình HDTV.
Duy Tiến (theo PC World)