Pháo hoa rực sáng trên bầu trời đêm. |
Trước hết, bạn hãy xem chiếc máy ảnh mà mình sẽ dùng có những chức năng gì. Độ phân giải là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với chụp ảnh đêm. Vì chụp với ánh sáng của đêm nên cần phải để ISO cao do không dùng đèn flash. Để giảm thiểu sự vỡ hạt do tăng độ nhậy sáng, bạn nên dùng những chiếc máy ảnh nhiều Megapixel.
Nếu bạn đã rõ địa hình các điểm bắn pháo hoa thì sẽ rất thuận lợi cho việc tác nghiệp. Hãy chọn sẵn cho mình một địa điểm để đứng chụp hình. Nếu có một ngôi nhà cao tầng nào ở gần đó thì càng tốt, lúc này, bạn nên chọn tầng cao nhất của tòa nhà đó để đứng trước khi màn pháo hoa được trình diễn.
Ống kính vừa tele-zoom vừa wide (góc rộng) là thứ cần thiết cho cả dân chuyên nghiệp lẫn amateur. Với ống zoom bạn có thể lấy được riêng khuôn hình pháo hoa đầy đặn mà không phải qua vi tính xử lý "cắt cúp" nhiều. Còn với ống kính góc rộng, bạn có thể lấy toàn cảnh cả đường phố, con người cũng như bầu trời rực sáng trong đêm vì pháo hoa.
Lời khuyên cho tất cả các kiểu chụp dưới đây là bạn chỉ đặt độ mở ống kính ở mức trung bình một cách cố định: f8 hoặc f5.6.
Đặt độ nhậy sáng (ISO) càng cao, cảnh càng đẹp và rõ. Phần tốc độ và khẩu độ trên menu bạn nên chọn tốc độ thấp ở mức vừa đủ. Để chọn được chức năng này bạn xoay núm điều khiển (nếu có) về M (Manual). Con số của tốc độ cửa chập luôn luôn ở bên trái (gồm 1/2, 1/8, 1/15, 1/30, 1/125 cho đến 1/2000 hoặc hơn tùy máy). Tốc độ thấp vừa đủ ở đây là khoảng 1/8 đến 1/30 để ảnh có hậu cảnh sáng sâu. Nếu là máy bán chuyên nghiệp trở lên, bạn có thể để tốc độ chậm đến 15 giây đến 30 giây, tuỳ theo. Tuy nhiên, hãy nhớ rõ rằng, nếu đã chọn tốc độ chậm đến số đếm bằng giây thì ISO buộc phải giảm xuống nhiều, thậm chí là mức thấp nhất.
Những vạch sáng trắng chạy dài chính là đèn xe máy, ô tô trong đêm. |
Tuyệt đối không dùng đèn flash vì đây là chụp phong cảnh đêm từ xa, và buộc phải có chân máy ba càng. Để làm cho các tia pháo hoa sắc nét, không bị nhoè thì chỉ có cách là đẩy tốc độ lên cao (khoảng 1/15 trở lên). Với tốc độ này thì phải đẩy ISO cao lên tùy theo ánh sáng của khu vực đó, có thể là ISO 400, 800, 1600... Khi bạn nhìn thấy pháo hoa đang được bắn lên bầu trời, hãy bấm máy ngay khi các vệt dài của pháo hoa xuất hiện. Nếu để đến lúc các vệt sáng đó hiển thị rõ nét trên bầu trời thì đã quá muộn.
Chụp cảnh đường phố trong đêm
Đường phố trong đêm thường chỉ rõ đèn ô tô, xe máy và các ánh đèn khác. Để chụp hình rõ nét quang cảnh đó bạn hãy gắn chiếc camera vào chân máy, ISO để thấp. Tốc độ tốt nhất là chế độ tính bằng giây (1 trở xuống đến khoảng 30). Vừa đảm bảo tính nghệ thuật, vừa đủ sáng mà hình không bị rạn. Máy ảnh số có màn hình kiểm tra ngay được nên bạn hãy chụp hơi tối (nhìn trên monitor) một chút. Vì để tránh những chùm tia sáng trong ảnh sau khi khi xử lý sẽ bị lốp sáng. Nếu như chẳng may hình đủ hoặc thừa sáng thì ta có tấm hình được chỗ sáng mất chỗ tối và ngược lại. Nên đặt làm sao để khi chụp lên, bầu trời sẽ có màu đen thẫm hoặc xanh đen thẫm.
Hồ Tây sáng bừng trong đêm. |
Chân máy cũng đem lại cho bạn sự tiện lợi nếu bạn muốn chụp cả người mình hoặc người thân vào trong ảnh. Khung cảnh ngoài trời vốn rất rộng và sâu. Lúc này nên áp dụng cách chụp có đèn flash nhẹ, tốc độ như lúc chụp không người hoặc có thể cao hơn một chút (từ khoảng giây đến 30 giây), ISO giữ nguyên (từ 400 đến 1.600 tuỳ theo tốc độ cửa chập).
những nơi tổ chức đêm hội mừng năm mới như ca nhạc hay các trò chơi khác thì bạn chú ý một số điểm sau: Trên sàn diễn, thông thường các đối tượng đều cử động nhẹ hoặc rất nhanh, để đảm bảo các chi tiết như mặt, chân tay... không bị nhòe, ta nên để tốc độ cao trên 1/125. Tele kéo càng xa thì tốc độ càng cao hơn để đảm bảo không bị rung tay (có thể 1/150 đến 1/250). Bù lại vì tốc độ cao thì ISO cũng phải cao để cho hình được đủ sáng. Chỉ có một khó khăn là khi ISO cao, ảnh sẽ dễ bị bệt màu, rất xấu.
Trường Giang