Thanh thiếu niên sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều. Ảnh: Fotosearch. |
Mặc dù nạn khủng bố tin nhắn và tội phạm qua điện thoại di động đang ngày càng tăng nhưng các phụ huynh vẫn cho rằng họ cảm thấy con cái họ an toàn với chiếc điện thoại di động. Nếu chúng không sử dụng cái alô này có lẽ họ sẽ lo lắng hơn.
*Một tỷ điện thoại được bán ra trong năm nay |
*ĐTDĐ tiết kiệm tiền cho khách du lịch |
*Di động chưa thể thay thế điện thoại cố định |
Thực ra bọn trẻ quan tâm tới những tin nhắn vớ vẩn hơn là liên lạc với bố mẹ. 75% thanh thiếu niên dùng điện thoại cho biết họ đã từng là nạn nhân của những SMS trêu trọc, quấy rối hay biết bạn bè cũng từng bị như vậy.
Một nghiên cứu của tổ chức Nghiên cứu về tuổi thành niên cho thấy bố mẹ có xu hướng sắm cho con mình một chiếc di động khi chúng lên cấp II để theo dõi và được báo tin kịp thời khi có trường hợp nguy hiểm xảy ra. Thay vì nhắn tin cho con trẻ, các vị phụ huynh thích gọi điện hơn do họ cảm thấy an tâm khi nghe giọng nói hoặc tiếng động xung quanh đứa trẻ để biết chuyện gì đang xảy ra.
Nghiên cứu trên tiết lộ việc có điện thoại làm cho bọn trẻ cảm thấy tự tin hơn và cái alô của chúng thường được dùng để thu xếp thời gian đón với bố mẹ hay thu xếp hẹn gặp với bạn bè. Trong số những giới sử dụng di động, bọn con gái thường thích nhắn tin hơn con trai.
Nhắn tin là cách tiếp cận giới trẻ nhanh nhất. Ảnh: Pangolinsms. |
Không chỉ bố mẹ mới có nhu cầu liên lạc với con cái, nhiều tổ chức chính trị xã hội cũng tận dụng cái alô để lấy ý kiến của các bạn trẻ. Cuối năm 2004, chính phủ Anh có một chương trình mang tên text Tony (nhắn tin cho Thủ tướng Anh, Tony Blair). Những tin nhắn tới Thủ tướng sẽ được trả lời, điều này càng khuyến khích thanh thiếu niên quan tâm tới chính trị.
Sở dĩ các chính trị gia tại Anh sử dụng tin nhắn để tiếp cận với giới trẻ vì họ biết điện thoại di động với tuổi thanh thiếu niên là một vật bất ly thân, thể hiện cá tính. Chỉ bằng cách nhắn tin họ mới biết được bọn trẻ đang nghĩ gì về nền chính trị của nước nhà.
Đức Thanh (theo BBC)