5. Màn hình xem hai phía của Sharp
Người ngồi hai phía của màn hình này sẽ quan sát được hai hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Ảnh: Youtube. |
Dựa trên chỉ số thị sai khi hiển thị chồng lấn hai hình ảnh của một màn hình TFT-LCD, Sharp đã phát minh ra một loại màn hình có thể hiển thị hai hình ảnh độc lập, đồng thời bao phủ toàn bộ diện tích màn hình khi nhìn từ hai phía khác nhau.
4. Màn hình 3D Multi-Finger
Tương tác với các cử động của ngón tay. Ảnh: Youtube. |
Nhóm sinh viên của trường đại học Toronto, Tovi Grossman, Daniel Wiggdor và Ravi Balakrishnin đã phát triển một công nghệ màn hình nổi 3D có thể tương tác với các động tác của ngón tay (xoay, kéo dãn, phóng to, thu nhỏ).
3. FOLED - màn hình OLED mềm dẻo
Đây là một công nghệ màn hình của tương lai dựa trên cấu trúc của đèn LED hữu cơ (OLED) nhưng sử dụng chất nền mềm dẻo cho phép uốn cong và vặn vẹo như khi ta dùng một miếng nhựa đàn hồi hoặc một phiến kim loại.
Màn hình này cho phép uốn cong như miếng nhựa mỏng. Ảnh: Youtube. |
Màn hình FOLED này mang đến hai lợi thế đang kể nhất là cho khả năng thể hiện tốt hơn, trong khi lại không cần đến các tấm nền thuỷ tinh và hệ thống đèn nền cồng kềnh.
2. HDTV lớn nhất thế giới
Màn hình HDTV này rộng bằng ba sân tennis. Ảnh: Youtube. |
Màn hình Aurora Vision này sử dụng LED của Mitsubishi có kích thước 11,2 x 66,4 m cho diện tích bề mặt 744 m2, tương đương với 3 sân tennis. Bạn phải dùng 1.550 chiếc TV 32" ghép lại, mới có thể lấp đầy bề mặt màn hình khổng lồ này.
1. HoloVizio - màn hình 3D thực thụ
HoloVizio do Holografika phát triển được coi là thế hệ tiếp theo của HoloTV trong việc hiển thị hình ảnh 3D trung thực.
HoloVizio cho phép ngắm nghía mặt trước và sau của vật thể bằng mắt thường theo cách đi lại vòng quanh màn hình giống như thật. Ảnh: Youtube. |
Đặc trưng của màn hình mới là không yêu cầu kính mắt đặc biệt, mà hình ảnh có thể xem bằng mắt thường. Người xem có thể đi lại xung quanh màn hình một khoảng rộng và quan sát, theo dõi tường tận mọi cấu trúc chủ thể. Người dùng có thể xem cả đằng sau vật thể và kể cả chi tiết được coi là nét khuất trong hình 2D.
Màn hình này cũng không giới hạn số lượng người xem đồng thời và hình ảnh mọi người quan sát được là trung thực như nhau. Tạo cảm giác vật thể nổi lên phía trước hoặc lõm sâu vào trong hệt như trong kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều.
T.B. (theo Techeblog)