Hằng ngày, khi thay ống kính, bụi bẩn thường bay vào, đây là một trong những tác nhân làm máy ảnh mờ, chất lượng các bức ảnh giảm. Để lau sạch máy, ngoài các phụ kiện như dung dịch lau, chổi mềm, bơm hơi cao su, bạn nên chọn vải mềm, đặc biệt không bị xơ, vương các sợi vải nhỏ. Một bộ các phụ kiện lau máy như trên có thể tìm thấy tại các cửa hàng máy ảnh trên đường Giải Phóng, phố Hàng Trống, Tràng Thi (Hà Nội)... với giá khoảng 2 triệu đồng. |
Để xác định cảm biến có bẩn hay không, đầu tiên, hãy chọn một miếng giấy trắng, ngắm ống kính vào tờ giấy và chụp các bức ảnh ở chế độ lớn nhất, chọn tiêu cự tự động, ISO không quan trọng. Chụp một vài bức hình và xem trên bức ảnh đó trên máy tính. Nếu ảnh tờ giấy trắng có những vết đen. Như vậy, bạn cần phải làm sạch sensor của máy. |
Dân chụp ảnh thường có xu hướng thay ống kính tại bất cứ nơi nào, có thể ngoài trời, trên đường. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy chọn nơi càng ít bụi càng tốt. Trước khi lau ống kính, bạn dùng một lớp vải mềm lau bên ngoài. Chú ý lau sạch bụi hạt cát, vết dầu trên mặt ngoài và các góc, hốc máy. Bên cạnh đó, không nên thấm nước, hoá chất để lau. |
Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, các máy ảnh đều có hướng dẫn vệ sinh máy. Trên máy ảnh cũng có một chế độ tự động lau sensor gọi là sensor cleaning. |
Đọc hướng dẫn sử dụng để biết cách nâng gương phản xạ lên và lau sensor. Khi máy ảnh đã khoá gương phản xạ, hệ thống cơ học cũng như điện tử của máy hoạt động sẽ khá tốn năng lượng. Vì thế, bạn nên cắm sạc nạp điện và không quên gập đèn flash xuống. |
Có thể dùng ống hơi để thổi bụi trên sensor ra. |
Dung dịch lau sensor có chất methanol độc cho con người. |
Nên chọn nơi có không gian thoáng đãng. Nên dùng mỗi mặt của chổi lau chuyên dụng và chỉ lau một lần, nếu chổi không có 2 mặt thì dùng 2 chổi. Nếu chưa quen lau lần nào, bạn nên thử lau trên bề mặt kính để quen với thao tác và độ mềm của chổi. |
Lắp lại ống kính, lau lại bằng vải mềm không có sợi. |
Không nên chụp ngay mà để máy có một thời gian nghỉ. |
Huy Nguyễn (theo Cnet)