Theo báo cáo tài chính vừa được công bố, tính đến 31/12/2012, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (mã: VCF) có tổng tài sản trên 1.133 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa là tài sản ngắn hạn. Công ty có 36 tỷ đồng gửi ngân hàng và hơn 430 triệu tiền mặt, trong khi nợ ngắn hạn gần 172 tỷ đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng. |
Năm 2012, tình hình kinh doanh của Vinacafe Biên Hòa khả quan hơn năm 2011. Cụ thể, doanh thu tăng khoảng 530 tỷ đồng, từ 1.586 tỷ đồng năm 2011 lên 2.115 tỷ đồng năm 2012. Lãi sau thuế của công ty cũng tăng cũng tăng trên 90 tỷ đồng, từ 211 tỷ đồng lên 304 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu (EPS) cả năm 2012 đạt 11.431 đồng. Năm ngoái, EPS của Vinacafe Biên Hòa là 7.943 tỷ đồng.
Riêng quý IV năm 2012, Vinacafe Biên Hòa đạt doanh thu thuần 728 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2011, đồng thời lãi sau thuế gần 152 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm 2011. Lý giải về điều này, theo Vinacafe Biên Hòa, trong quý IV, công ty đã tung ra sản phẩm mới và thay đổi nguyên vật liệu nhập khẩu bằng cà phê hòa tan sản xuất tại chính công ty.
STT |
Chỉ tiêu |
Quý IV/2012 |
Quý IV/2011 |
Năm 2012 |
Năm 2011 |
1 |
Doanh thu thuần |
728,3 |
467,6 |
2114,7 |
1.585,6 |
2 |
Lợi nhuận sau thuế |
151,66 |
48,88 |
303,83 |
211,11 |
Tuy nhiên, so với kế hoạch kinh doanh 2012 điều chỉnh, Vinacafe Biên Hòa mới chỉ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận, chứ chưa đạt mục tiêu doanh thu. Cụ thể, kế hoạch điều chỉnh của Vinacafe Biên Hòa về doanh thu và lợi nhuận năm 2012 lần lượt là 2.300 tỷ đồng (điều chỉnh từ mức 3.000 tỷ đồng xuống) và 300 tỷ đồng (điều chỉnh từ mức 360 tỷ đồng xuống).
Cổ phiếu VCF chính thức giao dịch trên sàn từ 28/1/2012. Đóng cửa phiên giao dịch 22/1, VCF có giá 161.000 đồng mỗi cổ phiếu - cao nhất trong lịch sử giá của mã này, đồng thời cao nhất trên thị trường chứng khoán hiện tại. Tuy nhiên, 10 phiên gần nhất, VCF khớp lệnh trung bình mỗi phiên khá thấp, đạt gần 2.800 cổ phiếu.
Cổ đông lớn nhất của Vinacafe Biên Hòa hiện là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, với tỷ lệ nắm giữ 53,2% vốn điều lệ.
Hàn Phi