Sáng 22/6, Bộ Y tế công bố các khuyến nghị mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường (hay nước ngọt). Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của tổ chức Euromonitor International, năm 2016 Việt Nam tiêu thụ hơn 4 tỷ lít nước ngọt. Trong đó, nhiều nhất là trà uống liền với hơn 2 tỷ lít; tiếp theo là đồ uống có ga (hơn một tỷ lít), sau đó mới đến nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép trái cây.
"Nước ngọt rất được trẻ em và giới trẻ yêu thích, trong khi đó đồ uống có đường khiến cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa. Chúng là nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương...", ông Trương Đình Bắc nói.
Trước đây mỗi ngày tôi uống 3 lon nước ngọt, đa phần là nước tăng lực, nếu hôm nào cao hứng, tôi còn uống thêm nước ngọt có ga nữa. Mặc dù bạn bè khuyên ngăn lẫn hù doạ những tôi vẫn cứ uống, có lẽ bị nghiện. Được một thời gian, tôi bị thừa cân, người bủng beo hẳn ra. Vì thế khi đọc tin này, tôi cảm thấy lo lắng. Thanh niên, đàn ông trưởng thành thì sa vào bia rượu, cũng tiêu thụ 4 tỷ lít bia mỗi năm. Trẻ em, giới trẻ thì vô tư uống nước ngọt. Vậy thực sự chúng ta có quan tâm đến sức khoẻ của mình không? Để rồi một khi có bệnh thì làm bao nhiêu tiền cũng để dành chữa bệnh.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Phong Hoàng